Hôm nay dayve.vn sẽ hướng dẫn các bạn cách vẽ cành hoa đào sinh động theo các bước nhé!
Hôm nay dayve.vn sẽ hướng dẫn các bạn cách vẽ cành hoa đào sinh động theo các bước nhé!
Đầu tiên bạn vẽ hai hình tròn lớn và nhỏ.
Bạn vẽ một hình tròn nhỏ bên trong hình tròn lớn.
Bạn vẽ cánh hoa bên trong hình tròn lớn.
Bạn vẽ búp hoa bên trong hình tròn nhỏ.
Bạn xóa hai vòng tròn ở bước 1 nhé.
Bạn vẽ hai chiếc lá trên cành hoa.
Cuối cùng, bạn hãy tô màu cho bức tranh thêm đẹp nhé.
Hy vọng qua bài viết hướng dẫn vẽ hoa đào sinh động theo các bước cho bé sẽ giúp các bạn nhỏ có được những bức tranh vẽ hoa đào đẹp nhé!
CÁCH VẼ CÂY CƠ BẢN BẰNG MÀU GOUACHE
Cây cỏ là một trong những yếu tố không thể thiếu được trong tranh phong cảnh. Chính vì vậy, để vẽ được một bức tranh về thiên nhiên cây cỏ, người bắt đầu học vẽ cũng rất cần học cách thể hiện đối tượng này một cách hiệu quả. Bài hướng dẫn sau đây sẽ giúp các bạn luyện tập vẽ cây bằng 5 bước cơ bản.
Chuẩn bị: giấy, bút chì, tẩy, que đo (nếu cần), màu Gouache, bút lông cứng, bút tỉa nét nhỏ, pallete, bay lấy màu, nước sạch và khăn lau màu.
Trước khi tiến hành vẽ, các bạn cần quan sát mẫu kỹ để xác định đúng hình dạng của cái cây mà các bạn lựa chọn. Có một số loại cây có hình dạng đặc biệt như: cây bàng, cây dừa, cây chuối, cây cọ… Trong phạm vi bài này, BỤI sẽ hướng dẫn các bạn vẽ hình dạng cây thông dụng nhất.
Bước 1: Dựng hình phần thân cây – cành cây.
Thân cành được coi là xương sống của một cái cây. Hình thân cành sẽ giúp định dạng hình dáng của cây. Phần càng gần gốc thì kích thước càng lớn, phần ngọn thì cành càng nhỏ hơn.
Các bạn quan sát phần màu sắc của thân cành cây. Để ý kỹ chúng ta sẽ thấy có những phần thân cây có màu sắc rất đậm, có chỗ thì màu sắc rất nhạt. Lên màu phần thân cành các bạn sẽ bắt đầu với màu sắc độ trung gian. Chú ý khi vẽ cành nhỏ thì ta dùng bút tỉa.
Cũng giống như bước 2, chúng ta quan sát màu sắc chung của phần tán lá, sau đó dùng màu trung gian để vẽ ước lượng hình dáng của từng phần lá tương ứng với vị trí các cành cây. Khi vẽ tán cây, các bạn dùng các nét chấm, phẩy bằng đầu bút lông cứng, vẽ những nét kích cỡ to nhỏ khác nhau, đường hướng ngẫu nhiên.
Bước 4: Tạo khối cho đám lá cây
Từng đám lá cây ở những vị trí cành khác nhau nhận được ánh sáng chiếu đến khác nhau. Do vậy các bạn chú ý hướng ánh sáng chiếu đến, phần lá nào nhận được nhiều ánh sáng hơn thì chúng ta dùng màu vàng, màu trắng, xanh lục nhạt để thể hiện. Phần khuất bóng thì dùng những gam màu xanh đậm hơn.
Chú ý khi vẽ tán cây, ta vẫn cần chừa ra những khoảng trắng – là những khoảng ngẫu nhiên mà lá cây xen kẽ nhau để ánh sáng xuyên qua.
Các bạn chỉnh lại độ đậm nhạt của thân cây và tán lá. Những phần thân cây trong đám lá là nơi tối nhất. Vẽ thêm những cành cây nhỏ xen kẽ giữa đám lá. Thêm các chi tiết nhỏ như rễ cây nổi trên mặt đất hoặc bãi cỏ. Cuối cùng là phần bóng đổ của cây dưới nắng.
Vậy là một cái cây đã được hoàn thành rồi. Các bạn hãy thử nghiệm và thành công nhé!