Cách Xác Định Tỷ Giá Hàng Xuất Khẩu

Cách Xác Định Tỷ Giá Hàng Xuất Khẩu

Trị giá hải quan đối với hàng xuất khẩu là giá bán của hàng hóa tính đến cửa khẩu xuất không bao gồm phí bảo hiểm quốc tế (I), phí vận tải quốc tế (F).

Trị giá hải quan đối với hàng xuất khẩu là giá bán của hàng hóa tính đến cửa khẩu xuất không bao gồm phí bảo hiểm quốc tế (I), phí vận tải quốc tế (F).

Khi doanh nghiệp mua hàng nhập khẩu thì kế toán phải hạch toán, định khoản như thế nào? Liệu có hạch toán giống như khi doanh nghiệp mua hàng hoá thông thường hay không?

Dưới đây kế toán Thiên Ưng sẽ hướng dẫn các bạn cách định khoản trong trường hợp doanh nghiệp mua hàng nhập khẩu: Khi mua hàng hóa Nhập khẩu: kế toán phải làm tờ khai Hải quan và đóng thuế NK, TTĐB (nếu có) -  Thuế NK: Là một loại thuế mà một quốc gia hay vùng lãnh thổ đánh vào hàng hóa có nguồn gốc từ nước ngoài trong quá trình nhập khẩu. Khi hàng về tới của khẩu thì các công chức hải quan sẽ tiến hành kiểm tra hàng hóa so với khai báo trong tờ khai hải quan đồng thời tính số thuế nhập khẩu phải thu theo các công thức tính thuế nhập khẩu đã quy định trước. + Để hàng hóa được thông quan, lưu hàng trong nội địa thì DN NK hàng phải nộp thuế NK xong. TK SD: 3333. -  Thuế Tiêu thụ đặc biệt: Là một loại thuế gián thu tính trên giá bán đánh vào những hàng hóa, dịch vụ cao cấp, xa xỉ hoặc có hại cho con người, cho xã hội mà nhà nước cần hạn chế sản xuất và định hướng tiêu dùng thông qua việc tác động lên giá cả. Ví dụ: Thuốc lá điếu, xì gà, Rượu, bia, Kinh doanh vũ trường, mat-xa, karaoke, gôn, kinh doanh xổ số... TK SD: 3332 => Hai loại thuế này (nếu có) sẽ được cộng vào giá gốc của HH

Có TK 331 - Phải trả cho người bán Có TK 3332 - Thuế tiêu thụ đặc biệt. Có TK 3333 - Thuế xuất, nhập khẩu (chi tiết thuế nhập khẩu) Có TK 33381 - Thuế Bảo vệ môi trường Có các TK 111, 112, 331...

Nợ TK 1331 - Thuế GTGT được khấu trừ

Có TK 33312 - Thuế GTGT hàng NK

Nợ TK 33312 - Thuế GTGT hàng NK Nợ TK 3332 - Thuế tiêu thụ đặc biệt. Nợ TK 3333 - Thuế xuất, nhập khẩu (chi tiết thuế nhập khẩu) Nợ TK 33381 - Thuế Bảo vệ môi trường               Có TK1111/ TK1121

​+ Tỷ giá trên tờ khai Hải Quan: chỉ dùng để tính thuế nhập khẩu và thuế GTGT hàng Nhập khẩu

+ Lãi hay lỗ chênh lệch tỷ giá chỉ xuất hiện khi có sự chênh lệch giữa tỷ giá ghi sổ (khi ghi nhận công nợ hoặc giá trị hàng NK) So với tỷ giá thực tế khi thanh toán.

Nợ 331...: Lấy theo tỷ giá bán ngoại tệ của NH nơi thực hiện giao dịch (A)

Có 112: Lấy theo tỷ giá bán ngoại tệ của NH nơi thực hiện giao dịch (A)

Nợ 152/153/156/211: Theo tỷ giá ghi sổ khi thanh toán trước (A)

Có 3332: theo số tiền thuế  trên tờ khai HQ Có 3333: theo số tiền  thuế  trên tờ khai HQ Có 33381: theo số tiền  thuế  trên tờ khai HQ Có 331... Theo tỷ giá ghi sổ khi thanh toán trước (A)

Nợ 152/153/156/211: Theo tỷ giá bán ngoại tệ của NH giao dịch thường xuyên (B)

Có 3332: theo số tiền thuế  trên tờ khai HQ Có 3333: theo số tiền  thuế  trên tờ khai HQ Có 33381: theo số tiền  thuế  trên tờ khai HQ Có 331... Theo tỷ giá bán ngoại tệ của NH giao dịch thường xuyên (B)

Nợ 331...: Lấy theo tỷ giá ghi sổ 331 khi nhận hàng (B))

Nợ 635: Nếu có chênh lệch lỗ tỷ giá (tỷ giá thanh toán (C) > tỷ giá ghi sổ 331 (B))

Có 112: Lấy theo tỷ giá bán ngoại tệ của NH nơi thực hiện giao dịch khi thanh toán (C) Có 515: Nếu có chênh lệch lãi tỷ giá (tỷ giá thanh toán (C) < tỷ giá ghi sổ 331 (B))

+ Thanh toán trước: 50$ + Thanh toán sau: 50$

Nợ 331...: 50$  X  tỷ giá bán ngoại tệ của NH nơi thực hiện giao dịch (D)

Có 112: 50$  X  tỷ giá bán ngoại tệ của NH nơi thực hiện giao dịch (D)

Nợ 152/153/156/211: = (50$ x tỷ giá D) + (50$ x tỷ giá bán $ của NH thực hiện giao dịch (E))

Có 3332: theo số tiền thuế  trên tờ khai HQ Có 3333: theo số tiền  thuế  trên tờ khai HQ Có 33381: theo số tiền  thuế  trên tờ khai HQ Có 331... = (50$ x tỷ giá D) + (50$ x tỷ giá bán $ của NH thực hiện giao dịch (E))

Nợ 331...: Lấy theo tỷ giá ghi sổ khi nhận hàng (E)

Nợ 635: Nếu có chênh lệch lỗ tỷ giá (tỷ giá thanh toán (F) > tỷ giá ghi sổ 331 (E))

Có 112: Lấy theo tỷ giá bán ngoại tệ của NH nơi thực hiện giao dịch khi thanh toán (F)

Có 515: Nếu có chênh lệch lãi tỷ giá (tỷ giá thanh toán (F) < tỷ giá ghi sổ 331 (E))

Có TK 112     30.000 x 21.800 = 654.000.000 đ

Phương pháp xác định trị giá hải quan hàng xuất khẩu

Căn cứ khoản 3 Điều 1 Thông tư 60/2019/TT-BTC, phương pháp xác định trị giá hải quan hàng xuất khẩu gồm:

1. Phương pháp xác định giá bán của hàng hóa tính đến cửa khẩu xuất

- Giá bán của hàng hóa tính đến cửa khẩu xuất là giá bán ghi trên hợp đồng mua bán hàng hóa hoặc hóa đơn thương mại và các khoản chi phí liên quan đến hàng hóa xuất khẩu tính đến cửa khẩu xuất phù hợp với các chứng từ có liên quan nếu các khoản chi phí này chưa bao gồm trong giá bán của hàng hóa.

+ Trường hợp hàng hóa xuất khẩu được giao tại cửa khẩu xuất: Giá bán của hàng hóa tính đến cửa khẩu xuất là giá bán ghi trên hợp đồng mua bán hàng hóa hoặc hóa đơn thương mại và các khoản chi phí liên quan đến hàng hóa xuất khẩu tính đến cửa khẩu xuất phù hợp với các chứng từ có liên quan nếu các khoản chi phí này chưa bao gồm trong giá bán của hàng hóa.

+ Trường hợp hàng hóa xuất khẩu không được giao tại cửa khẩu xuất:

. Nếu địa điểm giao hàng ở ngoài lãnh thổ Việt Nam thì giá bán của hàng hóa tính đến cửa khẩu xuất được xác định trên cơ sở giá bán ghi trên hợp đồng mua bán hàng hóa hoặc hóa đơn thương mại, trừ phí bảo hiểm quốc tế (I, nếu có), phí vận tải quốc tế (F) từ cửa khẩu xuất đến địa điểm giao hàng;

. Nếu địa điểm giao hàng ở trong nội địa Việt Nam thì giá bán của hàng hóa tính đến cửa khẩu xuất được xác định trên cơ sở giá bán ghi trên hợp đồng mua bán hàng hóa hoặc hóa đơn thương mại, cộng thêm các chi phí sau đây:

Phí vận tải nội địa và các chi phí có liên quan đến vận chuyển hàng hóa xuất khẩu từ địa điểm giao hàng đến cửa khẩu xuất, bao gồm cả chi phí thu gom hàng hóa, thuê kho, bãi, bốc, dỡ, xếp hàng lên, xuống phương tiện vận tải cho đến cửa khẩu xuất;

Phí bảo hiểm của hàng hóa xuất khẩu từ địa điểm giao hàng đến cửa khẩu xuất (nếu có);

Chi phí khác có liên quan đến hàng hóa xuất khẩu phát sinh từ địa điểm giao hàng đến cửa khẩu xuất (nếu có).

- Chứng từ, tài liệu để xác định trị giá hải quan theo phương pháp này bao gồm (mỗi chứng từ 01 bản chụp):

+ Hợp đồng mua bán hàng hóa hoặc hóa đơn thương mại;

+ Chứng từ, tài liệu liên quan đến các chi phí của hàng hóa xuất khẩu tính đến cửa khẩu xuất (nếu có);

+ Chứng từ, tài liệu khác liên quan đến giá bán của hàng hóa tính đến cửa khẩu xuất (nếu có).

2. Phương pháp giá bán của hàng hóa xuất khẩu giống hệt hoặc tương tự tại cơ sở dữ liệu trị giá hải quan

- Trị giá hải quan của hàng hóa xuất khẩu theo phương pháp này được xác định từ giá bán của hàng hóa xuất khẩu giống hệt hoặc tương tự tại cơ sở dữ liệu trị giá hải quan sau khi quy đổi về giá bán của hàng hóa tính đến cửa khẩu xuất tại thời điểm gần nhất so với ngày đăng ký tờ khai xuất khẩu của lô hàng đang được xác định trị giá.

+ Khác biệt về phương thức vận tải.

+ Trị giá hải quan của hàng hóa xuất khẩu được xác định theo phương pháp này với điều kiện hàng hóa xuất khẩu giống hệt hoặc tương tự do doanh nghiệp khai báo theo phương pháp xác định giá bán của hàng hóa tính đến cửa khẩu xuất đã được cơ quan hải quan chấp nhận hoặc do cơ quan hải quan xác định theo một trong các phương pháp quy định tại khoản 8 Điều 1 Nghị định 59/2018/NĐ-CP;

+ Việc quy đổi khi có sự khác biệt về quãng đường, phương thức vận tải chỉ được thực hiện khi có chứng từ, tài liệu khách quan, định lượng được theo phương pháp này;

+ Trường hợp tại cùng thời điểm xác định được hai trị giá của hàng hóa xuất khẩu giống hệt hoặc tương tự trở lên thì trị giá hải quan là trị giá của hàng hóa xuất khẩu giống hệt hoặc tương tự thấp nhất, không sử dụng trị giá hải quan của các lô hàng giống hệt hoặc tương tự có nghi vấn trị giá khai báo theo quy định.

- Chứng từ, tài liệu để xác định trị giá hải quan theo phương pháp này bao gồm (mỗi chứng từ 01 bản chụp):

+ Tờ khai hải quan xuất khẩu của hàng hóa xuất khẩu giống hệt hoặc tương tự;

+ Hợp đồng vận tải hoặc chứng từ thể hiện phí vận tải của hàng hóa xuất khẩu giống hệt hoặc tương tự (nếu có sự điều chỉnh chi phí này);

+ Các chứng từ, tài liệu khác liên quan đến giá bán của hàng hóa xuất khẩu giống hệt hoặc tương tự tại cơ sở dữ liệu trị giá hải quan.

3. Phương pháp giá bán của hàng hóa giống hệt hoặc tương tự tại thị trường Việt Nam

- Trị giá hải quan của hàng hóa theo phương pháp này được xác định từ giá bán của hàng hóa giống hệt hoặc tương tự tại thị trường Việt Nam ghi trên hóa đơn bán hàng tại thời điểm gần nhất so với ngày đăng ký tờ khai hải quan xuất khẩu của lô hàng đang được xác định trị giá cộng với phí vận tải nội địa và các chi phí khác có liên quan để đưa hàng hóa đến cửa khẩu xuất.

- Giá bán hàng hóa giống hệt hoặc tương tự với hàng xuất khẩu tại thị trường Việt Nam phải được thể hiện trên sổ sách kế toán, chứng từ kế toán và được ghi chép, phản ánh theo quy định của pháp luật về kế toán Việt Nam. Trường hợp có nhiều mức giá bán tại cùng một thời điểm thì lấy mức giá bán có số lượng bán lũy kế lớn nhất.

- Phí vận tải nội địa và các chi phí có liên quan để đưa hàng hóa đến cửa khẩu xuất chỉ cộng vào trị giá hải quan khi có chứng từ, tài liệu khách quan, định lượng được.

- Chứng từ, tài liệu để xác định trị giá hải quan theo phương pháp này bao gồm (mỗi chứng từ 01 bản chụp):

+ Hóa đơn bán hàng theo quy định của Bộ Tài chính;

+ Chứng từ, tài liệu về phí vận tải nội địa, chi phí sử dụng để xác định trị giá hải quan quy định tại điểm a khoản này.

4. Phương pháp giá bán của hàng hóa xuất khẩu do cơ quan hải quan thu thập, tổng hợp, phân loại

- Trị giá hải quan của hàng hóa xuất khẩu được xác định bằng cách sử dụng giá bán hàng hóa tổng hợp từ các nguồn thông tin theo quy định tại Điều 25 Thông tư này sau khi quy đổi về giá bán đến cửa khẩu xuất của hàng hóa xuất khẩu đang được xác định trị giá hải quan.

- Trường hợp có nhiều trị giá hải quan sau khi quy đổi thì sử dụng trị giá hải quan thấp nhất; không sử dụng trị giá hải quan của các lô hàng giống hệt hoặc tương tự có nghi vấn theo quy định.

- Chứng từ, tài liệu để xác định trị giá hải quan theo phương pháp này bao gồm các chứng từ, tài liệu có liên quan đến giá bán hàng hóa từ các nguồn thông tin, tài liệu quy đổi về giá bán tính đến cửa khẩu xuất (mỗi chứng từ 01 bản chụp).

Lưu ý: Xác định trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu trong trường hợp đặc biệt

Đối với hàng hóa xuất khẩu không có hợp đồng mua bán và không có hóa đơn thương mại, trị giá hải quan là trị giá khai báo. Trường hợp có căn cứ xác định trị giá khai báo không phù hợp thì cơ quan hải quan xác định trị giá hải quan theo nguyên tắc và phương pháp xác định trị giá hải quan quy định tại điều này.

Trên đây là nguyên tắc và phương pháp xác định trị giá hải quan hàng xuất khẩu. Trường hợp cần giải đáp hãy gọi đến tổng đài 1900.6192 của LuatVietnam. Vui lòng xem bản dịch tiếng Anh tại đây.