Hiện nay, các doanh nghiệp tài chính được thành lập ngày càng nhiều. Doanh nghiệp tài chính được hiểu là những doanh nghiệp hoạt động vì mục tiêu tiền tệ hoặc vì mục tiêu tài chính. Điển hình các doanh nghiệp tài chính là ngân hàng, bảo hiểm, công ty cổ phần, công ty TNHH 1 thành viên, công ty TNHH 2 thành viên, công ty liên doanh,…
Hiện nay, các doanh nghiệp tài chính được thành lập ngày càng nhiều. Doanh nghiệp tài chính được hiểu là những doanh nghiệp hoạt động vì mục tiêu tiền tệ hoặc vì mục tiêu tài chính. Điển hình các doanh nghiệp tài chính là ngân hàng, bảo hiểm, công ty cổ phần, công ty TNHH 1 thành viên, công ty TNHH 2 thành viên, công ty liên doanh,…
Báo cáo tài chính cung cấp các thông tin liên quan đến các hoạt động tài chính của doanh nghiệp, cụ thể là vốn chủ sở hữu, doanh thu, dòng tiền, lợi nhuận, tài chính, nợ,…
Báo cáo tài chính sẽ được công bố mỗi quý, cuối năm và được công bố định kỳ. Hiện nay, nhắc đến báo cáo tài chính là nhắc tới báo cáo tài chính tổng hợp và báo cáo tài chính hợp nhất.
Trong báo cáo tài chính phải bao gồm các nội dung cơ bản như: các tài sản, doanh thu, thu nhập khác, các chi phí kinh và chi phí khác; Lãi, lỗ và việc phân chia kết quả kinh doanh của doanh nghiệp; Nợ mà doanh nghiệp phải trả, vốn của chủ sở hữu; thuế mà doanh nghiệp phải đóng và các khoản khác phải nộp cho Nhà nước; Các luồng tiền ra và vào, luân chuyển như thế nào trên các báo cáo lưu chuyển tiền tệ của doanh nghiệp,… Đồng thời, kèm theo các báo cáo này doanh nghiệp cần phải cung cấp chi tiết bản thuyết minh báo cáo tài chính với mục đích để giải trình về các chỉ tiêu đã phản ánh trong tài liệu báo cáo tài chính tổng hợp và các chế sách kế toán như các hình thức kế toán, nguyên tắc ghi nhận, đặc biệt là các phương pháp tính giá, hạch toán hàng tồn và phương pháp trích khấu hao tài sản cố định.
Báo cáo tài chính được lập hàng năm theo kỳ kế toán theo năm dương lịch hoặc theo kỳ kế toán năm là 12 tháng tròn khi có doanh nghiệp đã tiến hành thông báo cho cơ quan thuế. Kỳ lập báo cáo tài chính giữa niên độ được lập vào mỗi quý trong năm tài chính, lưu ý kỳ lập báo cáo tài chính giữa niên độ không bao gồm quý IV. Kỳ lập báo cáo tài chính khác như theo tuần, theo tháng, 6 tháng, 9 tháng,… theo quy định của công ty mẹ, chủ sở hữu và tuân theo quy định pháp luật.
Như vậy, các báo cáo tài chính có thể giúp cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp có được những thông tin cụ thể nhất về doanh nghiệp, tình hình hoạt động của doanh nghiệp trong tháng, trong quý trong năm hoặc trong các giai đoạn nhất định,… Thông qua các bảng thống kế giúp doanh nghiệp có thể dễ dàng nắm bắt thông tin, tình hoạt động của doanh nghiệp để có thể có phương hướng, kế hoạch hoạt động, kinh doanh trước mắt và lâu dài.
Cần lưu ý rằng, đối với các hộ kinh doanh, công ty có quy mô nhỏ,… thì việc lập báo cáo tài chính dễ dàng bởi việc kiểm tra, rà soát không thực sự hiệu quả, do đó việc cập nhật thông tin, tình hình hoạt động của các công ty kể trên không thực sự thuận tiện.
Hiện nay, các yếu tố tài chính được doanh nghiệp cung cấp trên các kênh thông tin như bộ máy nhân sự, bộ máy kiểm soát nội bộ, trình độ chuyên môn và kinh nghiệp,… cụ thể các thông tin này chủ yếu xoay quanh về thu thập các đánh giá từ nhân sự, cá nhân, tổ chức trong doanh nghiệp hay từ đối tác của doanh nghiệp. Từ đó, doanh nghiệp có cái nhìn tổng quát, đa chiều về khả năng phát triển, năng lực cũng như khả năng thanh toán nợ, thuế,… của doanh nghiệp
Như vậy, từ những phân tích nêu trên cho thấy hai yếu tố tài chính và phi tài chính trong doanh nghiệp là sự kết hợp hài hòa với nhau, nhằm đảm bảo doanh nghiệp đưa ra quyết định cấp tín dụng một cách hiệu quả và chính xác nhất.
- Đơn vị chủ trì: Học viện Tài chính
- Chủ nhiệm nhiệm vụ: PGS.TS. Vũ Văn Ninh và TS. Phạm Thị Thanh Hòa
- Năm giao nhiệm vụ: 2016 Mã số: 2016-33
1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu
Doanh nghiệp có vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, là bộ phận chủ yếu tạo ra của cải, vật chất cho xã hội. Trong những năm qua, các doanh nghiệp Việt Nam phát triển nhanh cả về số lượng và chất lượng. Trong giai đoạn 2012 - 2015, cả nước có 94.754 doanh nghiệp được thành lập mới, với tổng số vốn đăng ký 601.519 tỷ đồng, góp phần giải phóng và phát triển sức sản xuất, huy động và phát huy nội lực vào phát triển kinh tế - xã hội, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đồng thời giải quyết các vấn đề xã hội, như tạo công ăn việc làm cho người lao động, thực hiện xóa đói, giảm nghèo...
Trong những năm gần đây, một loại hình doanh nghiệp mới được nhận nhiều sự quan tâm từ Chính phủ và người dân, đó là doanh nghiệp khởi nghiệp. Làn sóng khởi nghiệp đã và đang phát triển mạnh mẽ trong cộng đồng doanh nhân và thế hệ trẻ Việt Nam. Việc hình thành và phát triển doanh nghiệp khởi nghiệp với những sáng tạo và đột phá về sản phẩm, dịch vụ hay công nghệ hứa hẹn trở thành một lực lượng quan trọng, góp phần nâng cao năng suất lao động, tạo thêm công ăn việc làm và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tính đến nay có khoảng 1.800 doanh nghiệp khởi nghiệp, 20 quỹ đầu tư mạo hiểm có hoạt động đầu tư cho khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, 21 vườn ươm khởi nghiệp và 7 tổ chức thúc đẩy kinh doanh. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động, các doanh nghiệp khởi nghiệp luôn gặp nhiều khó khăn như thiếu vốn, thiếu cơ sở sản xuất, thiếu lao động có chất lượng… Do đó cần phải có các cơ chế, chính sách phù hợp đối với các doanh nghiệp khởi nghiệp, nhất là trong điều kiện hội nhập như hiện nay, trong đó có chính sách tài chính. Chính vì vậy, việc nghiên cứu “Chính sách tài chính đối với doanh nghiệp khởi nghiệp ở Việt Nam” là cần thiết, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn.
Đề tài tập trung đánh giá và đề xuất giải pháp để hoàn thiện chính sách tài chính đối với doanh nghiệp khởi nghiệp, thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp và hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp phát triển.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Chính sách tài chính đối với doanh nghiệp khởi nghiệp.
Phạm vi nghiên cứu: Giai đoạn 2010 - 2016.
(1) Đề tài đã khái quát một số vấn đề liên quan đến doanh nghiệp khởi nghiệp như khái niệm, đặc điểm, vai trò của doanh nghiệp khởi nghiệp. Theo đó, doanh nghiệp khởi nghiệp là doanh nghiệp đang trong quá trình hiện thực hóa ý tưởng kinh doanh để tạo ra một loại sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ mới hay thực hiện mô hình kinh doanh mới mà trong xã hội chưa có doanh nghiệp nào sản xuất và kinh doanh sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đó hay mô hình kinh doanh đó. Đặc điểm của doanh nghiệp khởi nghiệp là tính đột phá, sáng tạo, tính tăng trưởng, tính rủi ro và yếu tố công nghệ. Với các đặc điểm đó, vai trò của doanh nghiệp khởi nghiệp là đóng góp quan trọng vào tăng trưởng kinh tế, tạo thêm công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, tạo ra sự cạnh tranh năng động cho nền kinh tế, đồng thời thúc đẩy sự đổi mới sáng tạo.
(2) Đề tài đã khái quát được một số vấn đề liên quan đến chính sách tài chính đối với doanh nghiệp khởi nghiệp trên các khía cạnh: (i) Sự cần thiết của chính sách tài chính đối với doanh nghiệp khởi nghiệp; (ii) Nội dung chính sách tài chính đối với doanh nghiệp khởi nghiệp. Theo đó, chính sách tài chính đối với doanh nghiệp khởi nghiệp bao gồm: Chính sách thuế, chi ngân sách nhà nước, tài chính đất đai, tín dụng - lãi suất, ngoài ra còn có các quỹ khởi nghiệp nhằm hỗ trợ về mặt tài chính đối với doanh nghiệp khởi nghiệp. Chính sách tài chính đối với doanh nghiệp khởi nghiệp có vai trò quan trọng, tác động tới môi trường kinh doanh, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp khởi nghiệp nói riêng, nền kinh tế nhiều thành phần nói chung phát triển đúng mục tiêu đề ra.
(3) Đề tài đã phân tích kinh nghiệm của một số nước trong việc sử dụng chính sách tài chính khuyến khích doanh nghiệp khởi nghiệp, đồng thời rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. Một số chính sách thuế đối với doanh nghiệp khởi nghiệp được các quốc gia áp dụng như: Miễn thuế TNDN trong một khoảng thời gian nhất định, giảm thuế TNDN hoặc áp dụng mức thuế suất thấp hơn mức thuế suất phổ thông đối với doanh nghiệp khởi nghiệp, miễn thuế lũy tiến trên doanh thu của doanh nghiệp khởi nghiệp, giảm nghĩa vụ đóng thuế và hoàn thuế đối với hoạt động đầu tư vào nghiên cứu và phát triển (R&D)... Về chính sách chi ngân sách, Chính phủ một số nước thực hiện tăng chi cho hoạt động R&D (Hà Lan), tăng cường hình thức hợp tác công - tư trong đầu tư vào khởi nghiệp (Hoa Kỳ), thành lập cơ quan tài chính để hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp trong giai đoạn đầu, thành lập quỹ đầu tư khởi nghiệp (Malaysia). Ngoài ra, các nước cũng có những chính sách tín dụng thông qua các quỹ đầu tư, như Quỹ đổi mới sáng tạo (Hoa Kỳ) và một số chương trình sáng kiến như: Chương trình nâng cao năng lực khởi nghiệp (Hoa Kỳ), Chương trình đối tác đầu tư doanh nghiệp nhỏ và vừa (Malaysia), Sáng kiến đầu tư vốn mồi nhằm hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp khởi nghiệp (Hoa Kỳ)... nhằm hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp khởi nghiệp.
(4) Đề tài cũng phân tích được thực trạng doanh nghiệp khởi nghiệp cũng như thực trạng chính sách tài chính đối với doanh nghiệp khởi nghiệp ở Việt Nam. Theo đó, số lượng doanh nghiệp đăng ký có xu hướng tăng trong giai đoạn 2014 - 2017, trong đó loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn chiếm tỷ lệ cao nhất (khoảng 75 - 80%). Các đơn vị ươm tạo, hỗ trợ khởi nghiệp có các tổ chức nổi bật trong khu vực tư nhân như Topica Founder Insititute, 5 Desire, Hatch!Program và khu vực công lập như vườn ươm đã được thành lập trong Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học Bách khoa thành phố Hồ Chí Minh, Khu công nghệ cao Hòa Lạc, Khu nông nghiệp công nghệ cao thành phố Hồ Chí Minh, Khu công nghệ phần mềm Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh.
Về chính sách tài chính hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp, các doanh nghiệp khởi nghiệp cũng đã được hưởng các ưu đãi từ thuế, như ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế xuất - nhập khẩu, thuế sử dụng đất phi nông nghiệp giống như đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa truyền thống. Bên cạnh đó, các quy định về thu tiền sử dụng đất, thu tiền thuê đất, thuê mặt nước hiện hành đã có nhiều ưu đãi cho doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp khởi nghiệp nói riêng. Đồng thời, Chính phủ cũng thực hiện các chính sách chi ngân sách nhằm hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp như: (i) Tạo thêm kênh huy động vốn cho doanh nghiệp khởi nghiệp thông qua các quỹ, tiến hành cấp bù lãi suất; (ii) Hỗ trợ cơ sở vật chất cho việc ươm tạo doanh nghiệp khởi nghiệp, (iii) Hỗ trợ các chương trình nghiên cứu khoa học, công nghệ và ứng dụng để tạo nền tảng ban đầu cho việc hình thành và phát triển các doanh nghiệp khởi nghiệp. Ngoài ra, các chính sách tín dụng liên quan đến điều hành lãi suất, tăng trưởng tín dụng cũng góp phần hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp.
(5) Bên cạnh thực trạng, đề tài cũng cho thấy những hạn chế của chính sách tài chính hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp. Theo đó, đối với chính sách thuế, đối tượng được hưởng ưu đãi quy định chưa được rõ ràng, ưu đãi về thuế suất, miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp chỉ tương đương với doanh nghiệp nhỏ và vừa, trong khi trong những năm đầu hoạt động, doanh nghiệp khởi nghiệp thường thua lỗ, do đó không được hưởng lợi nhiều từ ưu đãi này và hiện nay cũng chưa có chính sách miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp cho các cơ sở ươm tạo, cơ sở kỹ thuật, khu làm việc chung hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp, các quỹ đầu tư mạo hiểm. Chưa có ưu đãi miễn, giảm thuế thu nhập cá nhân dành cho các nhà đầu tư, nhân lực chất lượng cao tại doanh nghiệp khởi nghiệp. Chính sách đất đai đối với doanh nghiệp khởi nghiệp chưa được cụ thể hóa và chưa phù hợp với doanh nghiệp khởi nghiệp trên các khía cạnh: (i) Việc tiếp cận mặt bằng sản xuất hiện nay còn chưa phù hợp đối với doanh nghiệp khởi nghiệp; (ii) Chưa có chính sách ưu đãi dành cho các nhà đầu tư phát triển hạ tầng khu công nghiệp, cụm công nghiệp cho doanh nghiệp khởi nghiệp; (iii) Doanh nghiệp khởi nghiệp chưa được hỗ trợ tiền thuê đất; (iv) Các cơ sở hỗ trợ trực tiếp doanh nghiệp khởi nghiệp cũng chưa được hỗ trợ tiền thuê đất.
Về chính sách chi ngân sách nhà nước, các chính sách chi thông qua Quỹ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa còn có một số vấn đề. Đồng thời phương thức chi chưa đa dạng, thủ tục và điều kiện cho vay còn chưa phù hợp với doanh nghiệp khởi nghiệp, chưa hỗ trợ được toàn bộ quá trình phát triển của doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, mà chủ yếu hỗ trợ ở giai đoạn thành lập và hoạt động thời gian đầu, chương trình hỗ trợ cơ sở vật chất thông qua chương trình 592 chưa phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp khởi nghiệp.
Về chính sách tín dụng, doanh nghiệp khởi nghiệp còn khó tiếp cận nguồn vốn tín dụng của tổ chức tín dụng, nhiều địa phương còn chưa thành lập được quỹ bảo lãnh tín dụng để doanh nghiệp khởi nghiệp tiếp cận vốn đầu tư và các doanh nghiệp khởi nghiệp cũng khó tiếp cận các khoản vay ưu đãi về lãi suất.
(6) Trên cơ sở phân tích kinh nghiệm một số nước, thực trạng chính sách tài chính cho doanh nghiệp khởi nghiệp ở Việt Nam, đề tài đã đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách tài chính đối với doanh nghiệp khởi nghiệp.
(i) Về chính sách thuế, cần quy định cụ thể đối tượng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp; áp dụng mức thuế suất phù hợp và thời hạn ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp khởi nghiệp; sử dụng kết hợp các tiêu chí doanh thu và thời gian trong thiết kế chính sách ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp; bổ sung chính sách ưu đãi thuế thu nhập cá nhân đối với nhân lực làm trong các doanh nghiệp khởi nghiệp, bổ sung chính sách miễn, giảm thuế thu nhập cá nhân cho các nhà đầu tư mạo hiểm vào các doanh nghiệp khởi nghiệp.
(ii) Về chính sách đất đai, các doanh nghiệp khởi nghiệp cần được ưu tiên quỹ đất, hỗ trợ tiền thuê đất.
(iii) Về chính sách chi NSNN, ngân sách trung ương không hỗ trợ trực tiếp cho doanh nghiệp khởi nghiệp mà chỉ hỗ trợ cho các tổ chức trung gian để các tổ chức trung gian đó cung cấp các dịch vụ hỗ trợ hoặc đầu tư cơ sở vật chất cho doanh nghiệp khởi nghiệp, thành lập các quỹ hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp theo hướng có thể bổ sung thêm chức năng, nhiệm vụ.
(iv) Về chính sách tín dụng, quy định cho vay đối với các doanh nghiệp khởi nghiệp cần được bổ sung dựa trên xếp hạng tín dụng hoặc tín nhiệm cá nhân, nới lỏng các điều kiện liên quan đến tín dụng đầu tư, tín dụng xuất khẩu. Bên cạnh đó, để các doanh nghiệp khởi nghiệp tiếp cận được nguồn vốn bảo lãnh tín dụng, các quỹ bão lãnh cần xem xét lại các điều kiện vay vốn đối với doanh nghiệp khởi nghiệp.