Du Học Trung Quốc Tiktok Shop

Du Học Trung Quốc Tiktok Shop

Khi TikTok đẩy mạnh mở rộng hoạt động kinh doanh thương mại điện tử của mình trên toàn cầu, ứng dụng video ngắn này đang tìm kiếm sự giúp đỡ từ một nhóm người bán: Các thương nhân Trung Quốc.

Khi TikTok đẩy mạnh mở rộng hoạt động kinh doanh thương mại điện tử của mình trên toàn cầu, ứng dụng video ngắn này đang tìm kiếm sự giúp đỡ từ một nhóm người bán: Các thương nhân Trung Quốc.

Doanh nghiệp Indonesia tự tìm cách cứu mình

Trên thực tế, ngay từ khi có thông tin TikTok Indonesia ngừng hoạt động kinh doanh thương mại điện tử, một số lượng lớn người bán đã bắt đầu các biện pháp tự cứu và thực hiện nhiều sự chuẩn bị khác nhau.

Một số người bán đã chuyển giao dịch của họ sang các nền tảng như WhatsApp và Shopee Live, nhưng tỷ lệ chuyển đổi giảm mạnh. Cũng có những người xây dựng trang web bán hàng riêng như một bước chuyển đổi trung hạn để tiếp quản lưu lượng quảng cáo TikTok đang có.

Một số người bán đã liên hệ với các nhà cung cấp dịch vụ logistics để vận chuyển hàng tồn kho của họ ra khỏi Indonesia và tiếp tục bán hàng tại các TikTok Shop khác ở Đông Nam Á; một số người bán lại chọn hợp tác với các đại lý địa phương để xử lý hàng tồn đọng.

Sau khi lệnh cấm giao dịch thương mại điện tử trên mạng xã hội được ban hành, Lazada cũng cho thấy sự hiểu biết rất nhạy bén về thị trường và khả năng phản ứng nhanh, đưa ra hàng loạt chính sách ưu đãi để thu hút người bán bị ảnh hưởng, đồng thời miễn phí cho người livestream bán hàng.

Trước đây, các thương nhân Trung Quốc khi đến Indonesia đã gặp phải nhiều thách thức. Các vấn đề về chuỗi cung ứng vốn không phải vấn đề ở Trung Quốc lại là thách thức hàng đầu ở Indonesia. Thời gian phát hành đơn hàng và vận chuyển hàng hóa ở Indonesia chậm hơn nhiều so với Trung Quốc. Ở Trung Quốc, việc chốt và vận chuyển đơn hàng đầu tiên có thể hoàn thành trong 20 ngày, đơn hàng thứ hai có thể hoàn thành sau 10-15 ngày. Tuy nhiên, ở Indonesia, đơn hàng đầu tiên mất hơn một tháng và đơn hàng lặp lại cũng vậy.

Tuy nhiên, với vị thế thị trường đáng giá nhất Đông Nam Á, người bán hàng Trung Quốc khó có thể từ bỏ được thị trường Indonesia, dù cho thách thức có lớn đến đâu.

Siết chặt thương mại điện tử xuyên biên giới

Sau khi chính phủ Indonesia ban hành lệnh cấm kinh doanh thương mại điện tử trên mạng xã hội, họ chỉ cho TikTok thời gian một tuần lễ để tuân thủ quy định mới, nếu không sẽ bị thu hồi giấy phép kinh doanh.

Vào lúc 17h ngày 4/10, TikTok ngừng hoàn toàn các giao dịch thương mại điện tử trên nền tảng này. Bởi vậy, khi người dân Trung Quốc kỷ niệm Quốc khánh, người bán hàng qua TikTok tại thị trường Indonesia chỉ có thể thanh lý hàng tồn kho trong đêm rồi chuyển giao dịch sang WhatsApp, có tin tỷ lệ chuyển đổi chưa được 1/8 số lượng vốn có. Cũng có một số người bán đã chuyển sang Shopee, nhưng không thể so sánh được với TikTok và thậm chí không đủ khả năng và hiệu quả giải phóng hàng tồn kho.

Trang tin Sohu viết, Indonesia đã có nhiều động thái siết hoạt động thương mại xuyên biên giới. Đầu tiên là hạ thấp mức sản phẩm được miễn thuế nhập khẩu từ 75 USD xuống còn 3 USD; tiếp đó là yêu cầu Lazada và Shopee loại bỏ 13 sản phẩm liên quan khỏi kệ hàng; cấm thương nhân nước ngoài bán hàng nhập khẩu có giá dưới 100 USD trên sàn giao dịch, dẫn đến Shopee Indonesia buộc phải ngừng bán hàng xuyên biên giới.

Ngay trước mùa cao điểm kinh doanh, TikTok bị nhắm tới buộc phải đóng cửa hoạt động kinh doanh thương mại điện tử ở Indonesia. Việc chính phủ Indonesia trấn áp thương mại điện tử xuyên biên giới có thể nói là toàn diện, thậm chí còn gây nên phản ứng dây chuyền ở các quốc gia khác: Bộ trưởng Bộ Truyền thông và Kỹ thuật số Malaysia cho biết sẽ nghiên cứu hành động của chính phủ Indonesia, sau đó đưa ra các biện pháp thích hợp ở nước này.

Tác động lớn đến người bán trên TikTok

Lệnh cấm lần này đã chặn đứng tất cả các chương trình livestream bán hàng, mặc dù không nói rõ nhắm mục tiêu đến TikTok nhưng tác động đối với TikTok là rất lớn.

Năm 2022, GMV (tổng giá trị giao dịch) của TikTok Shop tại Đông Nam Á đạt 4,4 tỉ USD, trong đó GMV của TikTok Indonesia là 2,5 tỉ USD, chiếm 57% toàn khu vực. Sau khi TikTok Shop đóng cửa, hơn 6 triệu người bán, khoảng 7 triệu streamer đăng ký và người sáng tạo nội dung video trên TikTok sẽ bị ảnh hưởng nặng nề.

Những người bán nhỏ và thương hiệu mới chưa đầu tư nhiều chịu ít ảnh hưởng, nhưng những thương hiệu hàng đầu và những KOL (người nổi tiếng trên Internet) đã phát triển sâu TikTok và tích lũy được một lượng lớn người hâm mộ thì chịu tổn thất nặng nề. Sau khi TikTok Shop chính thức đóng cửa, Mami Louis, một KOL hàng đầu ở Indonesia của gia đình Louis Scarlet, đã khóc và nói lời tạm biệt với mọi người; khu vực bình luận cũng tràn ngập những lời tạm biệt.

Không những vậy, người bán hàng Indonesia đang chịu áp lực tồn kho rất lớn, trước khi TikTok Shop bị đóng, một số người bán hàng vẫn kiên trì livestream và chạy đua với thời gian để bán, mong tận dụng những giây phút cuối cùng của TikTok Shop để thanh lý nốt hàng tồn kho của họ.

Theo quy định mới của Indonesia, TikTok không được phép sử dụng dữ liệu người dùng để kinh doanh thương mại điện tử. Nếu TikTok muốn phát triển một ứng dụng thương mại điện tử độc lập thì mức giá tối thiểu không được thấp hơn 100 USD và phải có chứng chỉ đủ tiêu chuẩn liên quan.

Người bán hàng Trung Quốc điêu đứng sau lệnh cấm TikTok Shop của Indonesia

VietTimes – Indonesia được coi là một trong những quốc gia có nền kinh tế tốt nhất thế giới, cùng với môi trường chính trị tương đối ổn định, nên đã thu hút một lượng lớn thương gia Trung Quốc đến kinh doanh thương mại điện tử xuyên biên giới.