Giờ Làm Việc Cơ Quan Nhà Nước

Giờ Làm Việc Cơ Quan Nhà Nước

Giờ Làm Việc Hành Chính: Đâu Là Sự Thực Sự?

Giờ Làm Việc Hành Chính: Đâu Là Sự Thực Sự?

Quy định tuần làm việc 5 ngày áp dụng từ năm nào?

Từ ngày 02/10/1999, Quyết định 188/1999/QĐ-TTg về chế độ tuần làm việc 40 giờ (tuần làm việc 5 ngày) có hiệu lực thi hành.

Như vậy, quy định tuần làm việc 5 ngày áp dụng từ năm 1999.

Khi thực hiện chế độ tuần làm việc 40 giờ trong 5 ngày, các đơn vị phải bảo đảm các điều kiện sau :

- Hoàn thành khối lượng công việc được giao, bảo đảm số lượng, chất lượng và hiệu quả;

- Không tăng chi phí hành chính; không tăng biên chế, không tăng quỹ lương; trừ một số trường hợp đặc biệt quỹ tiền lương có thể tăng nhưng tổng chi phí nói chung không tăng;

- Bảo đảm giải quyết kịp thời các thủ tục hành chính theo yêu cầu của tổ chức và cá nhân;

- Đối với các đơn vị làm việc liên tục 24/24 giờ, phải sắp xếp, tổ chức chế độ ca, kíp hợp lý trên cơ sở biên chế hiện có để bảo đảm các điều kiện nêu trên;

- Đối với các đơn vị do tính chất công việc không thực hiện nghỉ hàng tuần vào ngày thứ bảy và chủ nhật thì sắp xếp nghỉ vào ngày khác trong tuần.

Cơ quan nhà nước có làm việc thứ 7 không? Quy định làm việc ngày thứ 7 với cán bộ công chức viên chức (Hình từ internet)

Cơ quan nhà nước có làm việc thứ 7 không? Quy định làm việc ngày thứ 7 với cán bộ công chức viên chức

Quy định làm việc ngày thứ 7 với cán bộ công chức viên chức được nêu tại Quyết định 14/2010/QĐ-TTg về tổ chức làm việc vào ngày thứ 7 hàng tuần để tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính.

Theo đó quy định về làm việc ngày thứ 7 hàng tuần để tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính như sau:

- Căn cứ nhu cầu thực tế của công dân, tổ chức và điều kiện của cơ quan hành chính nhà nước, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định lựa chọn các thủ tục hành chính, cơ quan, đơn vị và địa bàn cần tổ chức làm việc 1/2 ngày hoặc cả ngày thứ bảy hàng tuần (trừ ngày lễ, ngày tết và ngày nghỉ khác theo quy định của pháp luật) để tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính.

- Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ quy định về làm việc ngày thứ bảy hàng tuần đối với các cán bộ, công chức, viên chức thuộc các cơ quan, đơn vị được tổ chức thống nhất ở Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định về làm việc ngày thứ bảy hàng tuần đối với các cán bộ, công chức, viên chức của cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý.

- Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị tổ chức tiếp nhận, giải quyết các thủ tục hành chính vào ngày thứ bảy hàng tuần cần sắp xếp, bố trí lao động một cách khoa học, hợp lý để không tăng biên chế, không ảnh hưởng đến hoạt động bình thường vào các ngày làm việc khác trong tuần, bảo đảm hiệu quả công việc.

Như vậy, cơ quan nhà nước có làm việc thứ 7 không thì còn tùy thuộc vào nhu cầu thực tế và điều kiện của cơ quan.

Chế độ, chính sách và bảo đảm điều kiện làm việc ngày thứ 7

Cán bộ, công chức, viên chức làm việc ngày thứ bảy sẽ được nghỉ bù vào các ngày khác, bảo đảm làm việc 40 giờ trong tuần theo đúng quy định tại Quyết định 188/1999/QĐ-TTg; trường hợp cán bộ, công chức, viên chức làm thêm giờ sẽ được hưởng chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật.

Kinh phí cho việc bố trí làm việc vào ngày thứ bảy hàng tuần do ngân sách nhà nước bảo đảm và được tính vào kinh phí giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo quy định tại Nghị định 130/2005/NĐ-CP quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước.

Đại biểu Nguyễn Văn Cảnh (Bình Định): nghỉ trưa kéo dài có năng suất làm việc thấp - Nguồn clip: VTV

Đại biểu Nguyễn Văn Cảnh (Bình Định) đề xuất như vậy khi phát biểu tại phiên thảo luận kinh tế - xã hội của Quốc hội sáng 31-10.

Cụ thể, ông Cảnh cho biết trên thế giới cũng như một số nước châu Á, thời gian bắt đầu làm việc của cơ quan nhà nước và khối hành chính là 8h30 và thời gian nghỉ trưa là 1 tiếng.

"Các nước có thời gian nghỉ trưa kéo dài có năng suất làm việc thấp hơn các nước khác trong khu vực. Trong cùng một đất nước vùng có thời gian nghỉ trưa kéo dài thì kinh tế cũng kém phát triển hơn các vùng còn lại", ông Cảnh nói.

"Ở Việt Nam, thời gian làm việc từ 7h30-5h chiều và thời gian nghỉ trưa kéo dài 1 tiếng rưỡi đến 2 tiếng. Cần nghiên cứu xem khung giờ của chúng ta đã tốt chưa hay cần thay đổi để áp dụng phù hợp với điều kiện thực tiễn của Việt Nam".

Đại biểu Bình Định đề xuất Chính phủ nghiên cứu đánh giá tính hiệu quả của việc thay đổi đối với khung giờ làm việc với khối hành chính, dịch vụ công và khối giáo dục công lập ở các đô thị.

"Giờ làm việc nên bắt đầu từ 8h30 và kết thúc lúc 5h chiều và thời gian nghỉ trưa 1 giờ. Riêng khối sản xuất, khối doanh nghiệp ngoài nhà nước, họ sẽ tự quyết định giờ làm cho phù hợp", ông Cảnh nói.

Đại biểu Nguyễn Văn Cảnh chỉ ra 5 lợi ích của việc đổi khung giờ như trên: giao thông, sức khỏe, quan hệ trong gia đình, quan hệ xã hội và kỷ cương làm việc và tiết kiệm năng lượng.

"Chúng ta sẽ không còn thấy hình ảnh mẹ chở con đi học vội vàng, con ngồi sau cầm bánh mì, hộp sữa vừa không tốt cho sức khỏe của trẻ em lại vừa không an toàn giao thông. Trẻ em thức dậy sớm đến trường, có em vừa đi vừa ăn cho thấy thời gian đi học cần thay đổi để cha mẹ có thể chăm lo cho con em mình tốt hơn", đại biểu này nói.

Nhưng việc đổi giờ làm khó tránh khỏi những khó khăn nếu áp dụng vào thực tế, có thể làm xáo trộn ít nhiều đến cuộc sống của nhiều người dân, ông Cảnh thừa nhận.

"Tuy nhiên, có thay đổi mới có phát triển, nếu thay đổi đạt lợi ích thì cần ưu tiên. Nếu thay đổi mà không đánh giá được hết những lợi ích cũng như khó khăn của tất cả đối tượng bị tác động thì khó khả thi, hiệu quả", đại biểu nói.

"Tôi đề nghị Quốc hội, Chính phủ cho nghiên cứu việc đổi giờ làm, cần lấy ý kiến đầy đủ của việc đổi giờ làm đến từng người dân, doanh nghiệp, chuyên gia trong nước và quốc tế, đồng thời tổ chức hội thảo để đánh giá hết tác động của việc đổi giờ làm".