Bạo lực học đường là hành vi ngược đãi, đánh đập, bạo hành; làm tổn hại đến sức khỏe, thân thể; sỉ nhục, lăng mạ đến danh dự và nhân phẩm; tẩy chay, cô lập, ruồng rẫy và những hành động gây ảnh hưởng nặng nề tới sức khỏe tinh thần và thể chất của bạn học trong các cơ sở giáo dục.
Bạo lực học đường là hành vi ngược đãi, đánh đập, bạo hành; làm tổn hại đến sức khỏe, thân thể; sỉ nhục, lăng mạ đến danh dự và nhân phẩm; tẩy chay, cô lập, ruồng rẫy và những hành động gây ảnh hưởng nặng nề tới sức khỏe tinh thần và thể chất của bạn học trong các cơ sở giáo dục.
“Penthouse” được đánh giá là phim bạo lực học đường Hàn Quốc phiên bản cao cấp. Bộ phim lột tả một cách chân thực những màn bắt nạt độc ác, vô nhân đạo của hội “rich kid”. Trong “Penthouse”, những kẻ bắt nạt đều đang ở độ tuổi muốn thể hiện cái tôi, có nhân cách méo mó, thích hành hạ nạn nhân chỉ vì lòng ghen tị hay vì muốn nạn nhân hiểu được cảm giác bị tổn thương.
“Save Me” xoay quanh chủ đề tâm linh, tôn giáo và có đề cập tới cả yếu tố bạo lực học đường. Bộ phim kể về Im Sang Mi - cô gái đang phải chịu trấn thương tâm lý sau khi chứng kiến anh trai nhảy lầu tự tử khi học cấp 3 vì bị bắt nạt. Phim gây ấn tượng bởi những cảnh quay chân thực và những tình huống nặng về tâm lý, khiến chính bản thân các diễn viên cũng gặp khó khăn trong việc thoát vai.
“Crows Zero” được xây dựng dựa trên bộ truyện “Crows” và được đánh giá là một trong những bộ phim hay nhất về bạo lực học đường của Nhật Bản. Bộ phim xoay quanh nhân vật chính Takiya Genji với ước mơ trở thành “trùm trường”. Ngoài những phân cảnh đánh nhau khốc liệt giữa các nam sinh, bộ phim cũng truyền tải những giá trị nhân văn xúc động về sự tự tin và khát khao khẳng định bản thân của người trẻ.
“Liverleaf” được chuyển thể từ mâng kinh dị xoay quanh nhân vật Nozaki phải chuyển từ thành thị về một thị trấn nghèo lạnh lẽo và làm bạn với Taeko Oguro. Sau này, tình bạn của 2 người rạn nứt, Taeko căm ghét Nozaki nên đã kéo cả lớp bày đủ trò bắt nạt chết người. Những hành động bắt nạt ngày càng quá quắt của Taeko đã khiến Nozaki quyết định thực hiện màn trả thù đẫm máu.
Phim có nhiều cảnh quay đẫm máu
“Limit” là một tác phẩm của đạo diễn bởi Keiko Suenobu - một bậc thầy về phim bạo lực học đường Nhật Bản. Bộ phim kể về Mizuki - một nữ sinh từng là nhân của bạo lực học đường ở trường cũ. Những tưởng đời sống học đường sẽ tốt đẹp hơn khi chuyển sang trường mới. Nhưng biến cố đã đẩy Mizuki và những người bạn mới vào cảnh phải đấu tranh, giành giật cơ hội để sống sót.
“Confessions” đã gây rúng động điện ảnh Nhật Bản ngay từ thời điểm mới ra mắt vì những phân cảnh táo bạo, đáng sợ. Bộ phim đề cập đến cả nạn bạo lực học đường, bạo lực gia đình và khắc phục chân dung tội phạm vị thành niên dưới lăng kính kinh dị. Bộ phim phê phán những người lớn luôn cho mình là đúng nhằm giáo dục trẻ em, nhưng không hề biết đã vô tình khiến những đứa trẻ trở nên lệch lạc và vô cảm.
“Life” là một trong những bộ phim bạo lực học đường Nhật Bản ám ảnh nhất kể về nữ sinh đáng thương Ayumu bị cô bạn thân Manami bắt nạt mỗi ngày. Sự quá quắt của Manami đã đẩy Ayumu tói cái chết, với lời cầu cứu trong lòng chưa một lần được lắng nghe và cái kết dành cho những bắt nạt mất nhân tính vẫn còn bỏ ngỏ
Phim bạo lực học đường Nhật Bản “Life" gây ám ảnh
“Our Textbook" kể về vấn nạn bạo lực học đường dưới góc nhìn của một nữ luật sư mất con gái sau một sự cố tại trường học. Bộ phim khắc hoạ chân thực tương lai của trường học Nhật Bản nếu bạo lực không được loại bỏ triệt để, đồng thời phê phán sự vô trách nhiệm của người lớn dẫn tới thảm kịch của một đứa trẻ vô tội.
Nhắc đến phim có yếu tố bạo lực học đường chắc chắn không thể bỏ qua “Boys Overs Flowers” của điện ảnh Hàn Quốc. Mặc dù có nội dung chủ yếu xoay quanh tình yêu, tuổi trẻ nhưng “Boys Over Flowers” vẫn khéo léo đề cập, phê phán đến nhiều vấn đề nhức nhối trong xã hội, trong đó có bạo lực học đường.
Bộ phim gây sốt một thời “Boys Over Flowers”
Đề tài bạo lực học đường không quá phổ biến trên màn ảnh Hoa ngữ. Tuy vậy, 3 bộ phim dưới đây vẫn được đánh giá rất cao nhờ nội dung hấp dẫn, lối kể chuyện cuốn hút và những cảnh quan chân thực.
Ngày ra mắt: 5 tháng 4, 2019 Diễn viên: Park Hee-soon, Choo Ja-hyun, Oh Man-seok, Cho Yeo-jeong, Nam Da-reum, Kim Hwan-hee Đạo diễn: Park Chan-hong Thời lượng: 16 tập
Trong “Beautiful World”, sự tàn ác của bạo lực học đường được đẩy lên đến cao trào. Bộ phim xoay quanh nam sinh 18 tuổi Sun Ho từ một người có cuộc sống hạnh phúc đã trở thành nạn nhân bạo lực học đường sau khi bị chính người bạn thân trở mặt. Bộ phim phản ánh sự nhẫn tâm của những kẻ bắt nạt, sự bàng quan của những người chứng kiến và nỗi đau của các nạn nhân khi không biết chia sẻ cùng ai.
“Juvenile Justice” là bộ phim từng khiến giới điện ảnh Hàn Quốc choáng ngợp vào thời điểm ra mắt bởi tính chân thưc và gai góc. Bộ phim xoay quanh hàng loạt các thảm án do các tội phạm tuổi vị thành viên gây nên dưới góc nhìn của nữ thẩm phán Shin Eun Seok. Rất nhiều vụ án trong bộ phim này là có thật, điển hình như vụ án 2 học sinh vị thành viên giết, phân xác bé gái 8 tuổi (2017) hay vụ án nữ sinh 24 tuổi bị các nam sinh cưỡng hiếp tập thể trong suốt 11 tháng (2004).
Bộ phim đề cập tới rất nhiều vụ án có thật
Bộ phim xoay quanh nhân vật chính Yoshimoto Koya, một gia sư lập dị, quái đản được mời về dạy cho Shigeyuki - một câu công tử ngỗ nghịch, trốn học như cơm bữa. Từ việc dạy học, Yoshimoto Koya mới dần phát hiện ra Shigeyuki thực chất là một nạn nhân của bạo lực học đường.
Phim bạo lực học đường không chỉ là phương tiện để các nhà làm phim phản ánh một vấn đề đáng báo động của xã hội, mà còn truyền tải những bài học về đạo đức, tình người. Hy vọng với top 23 phim bạo lực học đường Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản trên đây, bạn đã có bổ sung thêm được vào danh sách yêu thích nhiều bộ phim đáng xem để nghiền ngẫm khi có thời gian rảnh.
Đừng quên tiếp tục theo dõi Coolblog để cập nhật nhanh chóng những thông tin giải trí bổ ích dành cho giới trẻ.
Coolmate - Nơi mua sắm đáng tin cậy dành cho nam giới
“The Glory” là một trong những series thành công nhất của Netflix Hàn Quốc có đề cập đến yếu tố bạo lực học đường và những ảnh hưởng dài lâu của vấn nạn này đến cuộc đời của các nạn nhân. Phim xoay quanh hành trình trả thủ của Moon Dong Eun - một người phụ nữ 36 tuổi đơn độc - với những kẻ bắt nạt đã khiến những năm tháng đi học của mình như sống trong địa ngục.
Phim bạo lực học đường Hàn Quốc “The Glory"
Bạo lực học đường trong “35 Year Old High School Student “ được khắc hoạ dưới lăng kính khá hài hước. Bộ phim xoay quanh sự xuất hiện của “nữ sinh" luống tuổi Ayako Baba trong một lớp học khiến các học sinh cảm thấy vô cùng không thoải mái. Tuy nhiên, sự xuất hiện của bà cô đặc biệt này chưa hẳn là điều xấu khi Ayako Baba không chỉ gắn kết mọi người với nhau, mà còn góp phần loại bỏ nạn bạo lực học đường.
Bộ phim kể về sự xuất hiện kỳ lạ của “nữ sinh" 35 tuổi trong lớp học
Trả lời phóng viên Báo Thanh Niên, thạc sĩ Phạm Thanh Tuấn, thành viên Hội đồng chuyên môn giáo dục công dân, Sở GD-ĐT TP.HCM, tổ phó chuyên môn giáo dục công dân Q.10, cho biết, tuổi dậy thì (phổ biến ở bậc THCS, THPT) là giai đoạn thường xảy ra bạo lực học đường. Tuy vậy, không có cơ sở để khẳng định bạo lực học đường không xảy ra ở cấp học nhỏ hơn. "Nếu có sự tiếp nhận thông tin từ các hành vi tiêu cực (nếp sống gia đình, phim ảnh…) thì xu hướng bạo lực ở học sinh tiểu học vẫn có thể xảy ra", thạc sĩ Tuấn nói.
Học sinh đánh nhau ở quán trà sữa tại TP.HCM
Nhằm đẩy lùi vấn nạn bạo lực học đường, thạc sĩ Tuấn khẳng định, sự định hướng và giáo dục tích cực từ phía nhà trường và gia đình là rất quan trọng và cấp thiết. "Giáo viên cần quan tâm, theo dõi tình hình học sinh trong lớp, phối hợp với gia đình và nhà trường hỗ trợ kịp thời cho học sinh. Có biện pháp can ngăn, giáo dục kịp thời đối với những học sinh có xu hướng bạo lực. Đặc biệt, gia đình, bố mẹ cần tạo môi trường sống lành mạnh cho con cái và phối hợp chặt chẽ với nhà trường, giáo viên chủ nhiệm để kịp thời nắm bắt tình hình học tập của con em mình tại trường học", thạc sĩ Tuấn nhấn mạnh.
Bạo lực học đường luôn là đề tài xã hội nóng hỏng luôn được các nhà làm phim chú trọng khai thác, đặc biệt là điện ảnh châu Á. Nếu bạn cũng quan tâm tới vấn nạn này, hãy cùng Coolmate khám phá top 23 phim bạo lực học đường ám ảnh nhất của điện ảnh Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản trong bài viết dưới đây và cùng xem các nhà làm phim đã khai thác đề tài này dưới lăng kính như thế nào nhé.