Khu Nhà Ở Bộ Công An Phạm Văn Đồng

Khu Nhà Ở Bộ Công An Phạm Văn Đồng

Chung cư 43 Phạm Văn Đồng là dự án nhà ở cho cán bộ chiến sỹ Bộ Công an tại P.Cổ Nhuế 2, Q.Bắc Từ Liêm, Hà Nội. Dự án do liên danh Cty CP Constrexim số 1 – Cty TNHH In và Thương mại Thái Hà (nay là Cty CP Đầu tư Phát triển Thái Hà) làm chủ đầu tư, có tổng diện tích đất nghiên cứu 45.537m2, với tổng số 1.814 căn hộ, gồm: 1.340 căn hộ chung cư nhà ở xã hội và 474 căn hộ chung cư thương mại. Dự án được UBND TP Hà Nội phê duyệt chủ trương đầu tư tại Quyết định số 4446/QĐ-UBND ngày 16/8/2016.

Chung cư 43 Phạm Văn Đồng là dự án nhà ở cho cán bộ chiến sỹ Bộ Công an tại P.Cổ Nhuế 2, Q.Bắc Từ Liêm, Hà Nội. Dự án do liên danh Cty CP Constrexim số 1 – Cty TNHH In và Thương mại Thái Hà (nay là Cty CP Đầu tư Phát triển Thái Hà) làm chủ đầu tư, có tổng diện tích đất nghiên cứu 45.537m2, với tổng số 1.814 căn hộ, gồm: 1.340 căn hộ chung cư nhà ở xã hội và 474 căn hộ chung cư thương mại. Dự án được UBND TP Hà Nội phê duyệt chủ trương đầu tư tại Quyết định số 4446/QĐ-UBND ngày 16/8/2016.

Cập nhật các căn hộ gửi bán chung cư 43 Phạm Văn Đồng.

Khách hàng quan tâm dự án vui lòng liên hệ (Zalo): 0981 468 633

Phối cảnh tổng thể dự án chung cư bộ công an 43 Phạm Văn Đồng

Dự án gồm 05 tòa nhà với 02 công trình hỗn hợp:

Thiết kế dự án chung cư 43 Phạm Văn Đồng

Chung cư bộ công an cổ nhuế 2 bao gồm 05 tòa nhà: HH, CT1, CT2, CT3, CT4.

Cụm công trình thương mại chung cư 43 Phạm Văn Đồng

Xây dựng 01 công trình nhà ở kinh doanh kết hợp dịch vụ thương mại kí hiệu HH cao 30 tầng nổi và 03 tầng hầm bao gồm các khu chức năng cụ thể như sau:

Tầng Hầm 1,2,3 (Chung hầm với CT1): có tổng diện tích sàn khoảng 9.482 m2 / 1 hầm. Bố trí các chức năng như để xe ( ô tô, xe máy). Bố trí các công trình kĩ thuật (phòng kỹ thuật điện, nước ….) phục vụ tòa nhà.

II. Chung cư nhà ở xã hội cán bộ chiến sĩ Bộ công an

Xây dựng 01 công trình nhà ở xã hội kết hợp dịch vụ thương mại cao 27 tầng nổi và 03 tầng hầm bao gồm các khu chức năng cụ thể như sau:

tòa nhà ở xã hội gồm CT1, CT2, CT3 và CT4.

01 công trình nhà trẻ cao 03 tầng

Chung cư Bộ Công An 43 Phạm Văn Đồng, thuộc phường Cổ Nhuế 2, quận Bắc Từ Liêm, giáp ranh với quận Cầu Giấy, Hà Nội. Đây là vị trí cửa ngõ phía Tây Bắc của thủ đô với các tuyến đường huyết mạch của thủ đô như. Phạm Hùng, Phạm Văn Đồng lên thẳng sân bay Nội Bài, Hoàng Quốc Việt kéo dài.

Công trình tuy không nằm trên mặt đường Phạm Văn Đồng nhưng ngay cạnh là Khu đô thị Thành phố Giao Lưu với đầy đủ các chức năng và dịch vụ tiện ích, tận hưởng không gian xanh yên tĩnh không bụi và ồn.

Vị trí dự án nhà ở xã hội bộ công an

Khu nhà ở cho cán bộ chiến sỹ bộ công an có địa chỉ tại 43 Phạm Văn Đồng thuộc địa bàn phường Cổ Nhuế 2, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội thuộc quy hoạch phân khu kí hiệu B1 (H2-1) với ranh giới cụ thể được xác định như sau:

Vị trí của Dự án cách Bộ công an 800 m, cách siêu thị Metro 500 m, cách siêu thị điện máy HC 700 m. cách KĐT Ciputra 3 km, Cách Cv Hòa Bình 1,5 km, Cách sân vân động Mỹ Đình 3,5 km, cách bến xe Mỹ Đình 3 km, cách hồ Tây 4 km.

I. Thiết kế tòa HH – Epic Home Phạm Văn Đồng

Với thiết kế đa dạng về diện tích cũng như sản phẩm. Dự án nhà ở cho cán bộ chiến sỹ bộ công an sẽ đáp ứng các nhu cầu khác nhau của khách hàng về căn hộ của mình.

Khối mặt bằng căn hộ (từ tầng 6 đến tầng 30): Mỗi tầng có diện tích 2380 m2 bố trí 20 căn hộ, chia làm 02 đơn nguyên với 02 lõi thang giao thông đứng riêng biệt.

Mặt bằng căn hộ tầng 6 – 7 – 8 – 9 – 13 – 14

Mặt bằng căn hộ tầng 15 – 16 – 20 – 21 – 22 – 23 – 27 – 28 – 29

Mặt bằng căn hộ tầng 3 – 10 – 17 – 24 .

Mỗi tầng có diện tích 2380 m2 bố trí 18 căn hộ, chia làm 02 đơn nguyên với 02 lõi thang giao thông đứng riêng biệt. Diện tích tại vị trí giữa 2 đơn nguyên (các tầng khác là 02 căn hộ D4) được thiết kế thành sân vườn.

Mặt bằng căn hộ tầng 4,5 – 11,12 – 18,19 – 25,26

Mặt bằng tầng 30: diện tích 2380 m2 bố trí 08 căn hộ, chia làm 02 đơn nguyên với 02 lõi thang giao thông đứng riêng biệt.

Gồm có: 03 tòa cao tầng CT2; CT3; CT4 cao 25 tầng và tòa CT1 cao 27 tầng chung 03 tầng hầm.

Tầng 2 nhà CT1; CT2; CT3: với diện tích khoảng 1.261 m2/01 nhà. Bố trí 13 căn hộ.

Mặt bằng tầng 2 chung cư 43 Phạm Văn Đồng Bộ công an

+ Tầng 3 đến 25 nhà CT1; CT2; CT3: với diện tích khoảng 1.343 m2/01 nhà. Bố trí 14 căn hộ.

Mặt bằng tầng 3 nhà ở xã hội cán bộ chiến sỹ Bộ Công An

Phối cảnh 3D các loại căn hộ bộ công an 43 Phạm Văn Đồng

Thiết kế căn hộ A1 69,8m2 chung cư bộ công an 43 Phạm Văn Đồng

Hiện nay Chung cư 43 Phạm Văn Đồng đã hoàn thiện xong đầy đủ nội và ngoại thất, sẵn sàng bàn giao nhà đến với Quý khách hàng.

Khách hàng mua Chung cư Epic‘s Home sẽ thanh toán theo tiến độ sau đây:

Chính sách 1: Hỗ trợ vay vốn Ngân hàng

Hỗ trợ vay vốn linh hoạt lãi suất 0% lên thời hạn vay lên đến 20 năm từ các Ngân hàng BIDV – Vietcombank – Techcombank

Chính sách 2: Chiết khấu giá bán

Khách hàng không vay NH được Chiết khấu tối đa 5% giá trị căn hộ (Chưa VAT) và được trừ trực tiếp vào HĐ mua bán

Giá bán căn hộ nhà ở xã hội cho cán bộ chiến sỹ Bộ công an:

Giá bán căn hộ thương mại Chung cư HH 43 Phạm Văn Đồng – Epic’s Home

Xem bảng giá Chung cư HH 43 Phạm Văn Đồng – Epic’s home: TẠI ĐÂY

Khách hàng quan tâm dự án vui lòng liên hệ (Zalo): 0981 468 633

CỔNG TTĐT BỘ CÔNG AN - BỘ CÔNG AN VỚI CÔNG DÂN Địa chỉ: 30 Trần Bình Trọng - Nguyễn Du - Hai Bà Trưng - Hà Nội. Điện thoại: 069.2343647.

Bản quyền thuộc về Bộ Công an. Khi sử dụng lại thông tin, đề nghị ghi rõ nguồn "Cổng TTĐT Bộ Công an"

Ban hành Văn bản quy phạm pháp luật

Để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác xây dựng pháp luật, kịp thời thể chế hoá đường lối, chính sách của Đảng, đáp ứng yêu cầu quản lý xã hội bằng pháp luật, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992; Luật này quy định thẩm quyền, thủ tục và trình tự ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Điều 1. Văn bản quy phạm pháp luật

Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành theo thủ tục, trình tự luật định, trong đó có các quy tắc xử sự chung, được Nhà nước bảo đảm thực hiện nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật bao gồm:

1- Văn bản do Quốc hội ban hành: Hiến pháp, luật, nghị quyết ;

Văn bản do Uỷ ban thường vụ Quốc hội ban hành: pháp lệnh, nghị quyết;

2- Văn bản do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác ở trung ương ban hành để thi hành văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội:

a) Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước;

b) Nghị quyết, nghị định của Chính phủ; quyết định, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ;

c) Quyết định, chỉ thị, thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ;

d) Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao; quyết định, chỉ thị, thông tư của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao;

đ) Nghị quyết, thông tư liên tịch giữa các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền với tổ chức chính trị - xã hội;

3- Văn bản do Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân ban hành để thi hành văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội và văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên; văn bản do Uỷ ban nhân dân ban hành còn để thi hành nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp:

a) Nghị quyết của Hội đồng nhân dân;

b) Quyết định, chỉ thị của Uỷ ban nhân dân.

Điều 2. Tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất của hệ thống văn bản quy phạm pháp luật

Hiến pháp là luật cơ bản của Nhà nước, có hiệu lực pháp lý cao nhất.

Văn bản quy phạm pháp luật được ban hành phải phù hợp với Hiến pháp, bảo đảm tính thống nhất, thứ bậc hiệu lực pháp lý của văn bản trong hệ thống pháp luật.

Văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan nhà nước cấp dưới ban hành phải phù hợp với văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên.

Văn bản quy phạm pháp luật trái với Hiến pháp, trái với văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền bãi bỏ, đình chỉ việc thi hành.

Điều 3. Tham gia góp ý kiến xây dựng văn bản quy phạm pháp luật

1- Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên, các tổ chức xã hội khác, tổ chức kinh tế, cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân và công dân có quyền tham gia góp ý kiến xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.

2- Trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, căn cứ vào tính chất và nội dung của dự án, cơ quan, tổ chức hữu quan tạo điều kiện để cơ quan, tổ chức, cá nhân nói tại khoản 1 Điều này tham gia góp ý kiến và tiếp thụ ý kiến đóng góp để xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.

Điều 4. Hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật

Văn bản quy phạm pháp luật quy định hiệu lực về thời gian, không gian và đối tượng áp dụng.

Điều 5. Ngôn ngữ của văn bản quy phạm pháp luật

Văn bản quy phạm pháp luật được thể hiện bằng tiếng Việt.

Ngôn ngữ sử dụng trong văn bản phải chính xác, phổ thông, cách diễn đạt phải đơn giản, dễ hiểu. Đối với thuật ngữ chuyên môn cần xác định rõ nội dung, thì phải được định nghĩa trong văn bản.

Văn bản quy phạm pháp luật có thể được dịch ra tiếng các dân tộc thiểu số.

Điều 6. Số và ký hiệu của văn bản quy phạm pháp luật

Văn bản quy phạm pháp luật phải được đánh số thứ tự cùng với năm ban hành và ký hiệu cho từng loại văn bản.

Điều 7. Văn bản quy định chi tiết thi hành

1- Luật, pháp lệnh và các văn bản quy phạm pháp luật khác phải được quy định cụ thể để khi các văn bản đó có hiệu lực thì được thi hành ngay.

Trong trường hợp luật, pháp lệnh có điều, khoản cần phải được quy định chi tiết bằng văn bản khác, thì ngay tại điều, khoản đó, phải xác định rõ cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định và thời hạn ban hành văn bản.

2- Văn bản quy định chi tiết thi hành phải được soạn thảo cùng với dự án luật, pháp lệnh để trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền kịp thời ban hành khi luật, pháp lệnh có hiệu lực.

Điều 8. Rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật

Cơ quan nhà nước trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm thường xuyên rà soát, định kỳ hệ thống hóa các văn bản quy phạm pháp luật; nếu phát hiện có quy định trái pháp luật, mâu thuẫn, chồng chéo hoặc không còn phù hợp với tình hình phát triển của đất nước, thì tự mình hoặc kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền kịp thời sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc đình chỉ việc thi hành.

Cơ quan, tổ chức và công dân có quyền đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét việc sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc đình chỉ việc thi hành văn bản quy phạm pháp luật.

Điều 9. Sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc đình chỉ việc thi hành văn bản quy phạm pháp luật

Văn bản quy phạm pháp luật chỉ được sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ bằng một văn bản quy phạm pháp luật do chính cơ quan nhà nước đã ban hành văn bản đó hoặc bị đình chỉ việc thi hành, bãi bỏ bằng một văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc đình chỉ việc thi hành văn bản khác phải xác định rõ tên văn bản, điều, khoản của văn bản bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc đình chỉ việc thi hành.

Văn bản quy phạm pháp luật khi chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc đình chỉ việc thi hành, thì vẫn còn nguyên hiệu lực và phải được nghiêm chỉnh thi hành.

Điều 10. Đăng Công báo, yết thị và đưa tin

Văn bản quy phạm pháp luật phải được đăng Công báo hoặc yết thị, đưa tin trên các phương tiện thông tin đại chúng, trừ trường hợp văn bản có nội dung thuộc bí mật nhà nước.

Văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước ở trung ương phải được đăng Công báo nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong thời hạn chậm nhất là mười lăm ngày, kể từ ngày công bố hoặc ký ban hành.

Chính phủ thống nhất quản lý Công báo nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân phải được yết thị tại trụ sở của cơ quan ban hành và những địa điểm khác do Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân quyết định.

Điều 11. Gửi, lưu trữ văn bản quy phạm pháp luật

1- Văn bản quy phạm pháp luật phải được gửi kịp thời đến cơ quan nhà nước cấp trên trực tiếp và đến các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội hữu quan.

2- Bản gốc của văn bản quy phạm pháp luật phải được lưu trữ theo quy định của pháp luật về lưu trữ.

Điều 12. Dịch văn bản quy phạm pháp luật ra tiếng nước ngoài

Văn bản quy phạm pháp luật có thể được dịch ra tiếng nước ngoài.

Việc dịch văn bản quy phạm pháp luật ra tiếng nước ngoài do Chính phủ quy định.

CƠ QUAN NHÀ NƯỚC CÓ THẨM QUYỀN BAN HÀNH VÀ HÌNH THỨC VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT

Điều 13. Thẩm quyền ban hành và hình thức văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội

1- Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp.

Quốc hội làm Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp.

Việc soạn thảo, thông qua, công bố Hiến pháp, sửa đổi Hiến pháp và thủ tục, trình tự giải thích Hiến pháp do Quốc hội quy định.

2- Căn cứ vào Hiến pháp, Quốc hội ban hành luật, nghị quyết.

3- Căn cứ vào Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội ban hành pháp lệnh, nghị quyết.

Điều 14. Thẩm quyền ban hành và hình thức văn bản quy phạm pháp luật của Chủ tịch nước

Căn cứ vào Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước ban hành lệnh, quyết định.

Điều 15. Thẩm quyền ban hành và hình thức văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ

Căn cứ vào Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước, Chính phủ ban hành nghị quyết, nghị định.

Căn cứ vào Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước, nghị quyết, nghị định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định, chỉ thị.

Điều 16. Thẩm quyền ban hành và hình thức văn bản quy phạm pháp luật của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ

Căn cứ vào Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước, nghị quyết, nghị định của Chính phủ, quyết định, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ ban hành quyết định, chỉ thị, thông tư.

Điều 17. Thẩm quyền ban hành và hình thức văn bản quy phạm pháp luật của Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao

Căn cứ vào Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước, Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao ban hành nghị quyết, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành quyết định, chỉ thị, thông tư.

Điều 18. Thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật liên tịch

Căn cứ vào Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước, nghị quyết, nghị định của Chính phủ, quyết định, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, các cơ quan, tổ chức sau đây có thể phối hợp ban hành văn bản quy phạm pháp luật liên tịch để hướng dẫn thi hành văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình:

1- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;

2- Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ với Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao;

3- Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao;

4- Cơ quan nhà nước có thẩm quyền với tổ chức chính trị - xã hội trong trường hợp pháp luật có quy định việc tổ chức chính trị - xã hội tham gia quản lý nhà nước.

Điều 19. Thẩm quyền ban hành và hình thức văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân

Căn cứ vào Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước, văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên, Hội đồng nhân dân ban hành nghị quyết.

Căn cứ vào Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước, văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên, nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp, Uỷ ban nhân dân ban hành quyết định, chỉ thị.

Thẩm quyền, thủ tục và trình tự ban hành nghị quyết của Hội đồng nhân dân, quyết định, chỉ thị của Uỷ ban nhân dân do pháp luật quy định.

VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT CỦA QUỐC HỘI, ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI

NỘI DUNG VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT CỦA QUỐC HỘI, UỶ BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI

Điều 20. Luật, nghị quyết của Quốc hội

1- Luật quy định các vấn đề cơ bản, quan trọng thuộc các lĩnh vực về đối nội, đối ngoại, nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của đất nước, những nguyên tắc chủ yếu về tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, về quan hệ xã hội và hoạt động của công dân.

2- Nghị quyết của Quốc hội được ban hành để quyết định kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia, chính sách dân tộc, tôn giáo, đối ngoại, quốc phòng, an ninh, dự toán ngân sách nhà nước và phân bổ ngân sách nhà nước, điều chỉnh ngân sách nhà nước, phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước, phê chuẩn điều ước quốc tế, quyết định chế độ làm việc của Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội, đại biểu Quốc hội và quyết định các vấn đề khác thuộc thẩm quyền của Quốc hội.

Điều 21. Pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội

1- Pháp lệnh quy định về những vấn đề được Quốc hội giao, sau một thời gian thực hiện trình Quốc hội xem xét, quyết định ban hành thành luật.

2- Nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội được ban hành để giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh, giám sát việc thi hành Hiến pháp, văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, giám sát hoạt động của Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, giám sát và hướng dẫn hoạt động của Hội đồng nhân dân, quyết định tuyên bố tình trạng chiến tranh, tổng động viên hoặc động viên cục bộ, ban bố tình trạng khẩn cấp trong cả nước hoặc từng địa phương và quyết định những vấn đề khác thuộc thẩm quyền của Uỷ ban thường vụ Quốc hội.

CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG LUẬT, PHÁP LỆNH

Điều 22. Lập chương trình, thông qua chương trình

1- Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh được xây dựng trên cơ sở đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và yêu cầu quản lý nhà nước trong từng thời kỳ, bảo đảm các quyền, nghĩa vụ của công dân.

2- Cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội có quyền trình dự án luật được quy định tại Điều 87 của Hiến pháp năm 1992 gửi đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh đến Uỷ ban thường vụ Quốc hội và đồng thời gửi đến Chính phủ, trong đó phải nêu rõ sự cần thiết ban hành văn bản, xác định đối tượng và phạm vi điều chỉnh của văn bản, các điều kiện cần thiết cho việc soạn thảo văn bản; kiến nghị về luật, pháp lệnh của đại biểu Quốc hội cũng được gửi đến Uỷ ban thường vụ Quốc hội và Chính phủ.

Chính phủ lập dự kiến chương trình xây dựng luật, pháp lệnh về những vấn đề thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình trình Uỷ ban thường vụ Quốc hội và phát biểu ý kiến về đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh của cơ quan khác, tổ chức, đại biểu Quốc hội, kiến nghị về luật, pháp lệnh của đại biểu Quốc hội.

3- Uỷ ban pháp luật của Quốc hội chủ trì và phối hợp với Hội đồng dân tộc và các Uỷ ban khác của Quốc hội thẩm tra dự kiến chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Chính phủ, đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh của cơ quan khác, tổ chức, đại biểu Quốc hội, kiến nghị về luật, pháp lệnh của đại biểu Quốc hội.

4- Căn cứ vào dự kiến chương trình của Chính phủ, đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh của cơ quan khác, tổ chức, đại biểu Quốc hội, kiến nghị về luật, pháp lệnh của đại biểu Quốc hội, ý kiến thẩm tra của Uỷ ban pháp luật, Uỷ ban thường vụ Quốc hội lập dự án Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh trình Quốc hội quyết định.

5- Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh bao gồm chương trình xây dựng luật, pháp lệnh theo nhiệm kỳ Quốc hội và chương trình xây dựng luật, pháp lệnh hàng năm.

6- Quốc hội quyết định chương trình xây dựng luật, pháp lệnh cả nhiệm kỳ trong năm đầu tiên của mỗi khoá Quốc hội; quyết định chương trình xây dựng luật, pháp lệnh hàng năm tại kỳ họp cuối năm của năm trước.

Điều 23. Điều chỉnh chương trình

Khi xét thấy cần thiết, Quốc hội quyết định điều chỉnh chương trình xây dựng luật, pháp lệnh.

Cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội khi kiến nghị về việc điều chỉnh chương trình xây dựng luật, pháp lệnh phải có tờ trình nêu rõ lý do việc điều chỉnh.

Thủ tục, trình tự điều chỉnh chương trình xây dựng luật, pháp lệnh được thực hiện theo quy định tại Điều 22 của Luật này.

Điều 24. Bảo đảm thực hiện chương trình

Uỷ ban thường vụ Quốc hội chỉ đạo việc thực hiện chương trình xây dựng luật, pháp lệnh.

Cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình dự án luật, dự án pháp lệnh đã được quyết định trong chương trình xây dựng luật, pháp lệnh có trách nhiệm tổ chức việc soạn thảo, bảo đảm chất lượng và thời hạn trình dự án.

SOẠN THẢO VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT CỦA QUỐC HỘI, UỶ BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI

Điều 25. Thành lập Ban soạn thảo

1- Cơ quan, tổ chức trình dự án luật, dự án pháp lệnh thành lập Ban soạn thảo. Trong trường hợp dự án luật, dự án pháp lệnh có nội dung liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, thì Uỷ ban thường vụ Quốc hội thành lập Ban soạn thảo gồm đại diện có thẩm quyền của cơ quan, tổ chức hữu quan.

Đối với dự án luật do Uỷ ban thường vụ Quốc hội trình thì Uỷ ban thường vụ Quốc hội thành lập Ban soạn thảo. Đối với dự án luật, dự án pháp lệnh do Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội, đại biểu Quốc hội trình, thì Uỷ ban thường vụ Quốc hội thành lập Ban soạn thảo theo đề nghị của cơ quan, đại biểu Quốc hội trình dự án.

2- Việc soạn thảo dự án luật, dự án pháp lệnh do Ban soạn thảo đảm nhiệm.

Ban soạn thảo chịu trách nhiệm trước cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình dự án về tiến độ và chất lượng dự án.

3- Cơ quan, tổ chức hữu quan có thành viên trong Ban soạn thảo có trách nhiệm góp ý kiến bằng văn bản về những nội dung liên quan đến lĩnh vực công tác của cơ quan, tổ chức hữu quan đó và chịu trách nhiệm về ý kiến của mình.

Điều 26. Soạn thảo dự án luật, dự án pháp lệnh

Trong việc soạn thảo dự án luật, dự án pháp lệnh, Ban soạn thảo tiến hành các công việc sau đây :

1- Tổng kết tình hình thi hành pháp luật, đánh giá các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành có liên quan đến dự án; khảo sát, đánh giá thực trạng quan hệ xã hội liên quan đến nội dung chính của dự án;

2- Tổ chức nghiên cứu thông tin, tư liệu có liên quan đến dự án;

3- Chuẩn bị đề cương, biên soạn và chỉnh lý dự án;

4- Tổ chức lấy ý kiến cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan bằng các hình thức thích hợp tuỳ theo tính chất của từng dự án;

5- Chuẩn bị tờ trình và tài liệu liên quan đến dự án. Tờ trình nêu rõ sự cần thiết phải ban hành, mục đích, yêu cầu, phạm vi, đối tượng và nội dung chính của dự án, những vấn đề cần xin ý kiến chỉ đạo và những vấn đề còn có ý kiến khác nhau;

6- Phối hợp với cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan chuẩn bị dự thảo các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành;

7- Trong việc soạn thảo dự án luật, dự án pháp lệnh, phải tính đến điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia.

Điều 27. Bố cục của luật, pháp lệnh

1- Luật, pháp lệnh phải có tên, căn cứ pháp lý để ban hành. Tuỳ theo nội dung, luật, pháp lệnh có thể có lời nói đầu, được bố cục theo phần, chương, mục, điều, khoản, điểm; phần, chương, mục phải có tiêu đề.

2- Luật, pháp lệnh được ban hành phải xác định các văn bản, các điều, khoản của văn bản bị bãi bỏ.

Điều 28. Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình dự án luật, dự án pháp lệnh

1- Cơ quan, tổ chức trình dự án luật, dự án pháp lệnh có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

a) Chỉ đạo Ban soạn thảo và thường xuyên cho ý kiến về việc soạn thảo dự án;

b) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan cung cấp tài liệu, thông tin liên quan đến dự án.

c) Mời chuyên gia tham gia xây dựng dự án;

d) Xem xét, quyết định việc trình dự án luật ra Quốc hội, trình dự án pháp lệnh ra Uỷ ban thường vụ Quốc hội. Trong trường hợp chưa trình được dự án luật, dự án pháp lệnh theo chương trình, thì phải kịp thời báo cáo Uỷ ban thường vụ Quốc hội và nêu rõ lý do;

2- Đại biểu Quốc hội trình dự án luật, dự án pháp lệnh có nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại các điểm a, b và d khoản 1 Điều này. Văn phòng Quốc hội bảo đảm điều kiện cần thiết cho Ban soạn thảo dự án luật, dự án pháp lệnh do đại biểu Quốc hội trình.

Điều 29. Trách nhiệm của Chính phủ đối với dự án luật, dự án pháp lệnh

1- Chính phủ có trách nhiệm xem xét, thảo luận tập thể những dự án luật, dự án pháp lệnh do Chính phủ trình, biểu quyết theo đa số để quyết định việc trình dự án luật ra Quốc hội, trình dự án pháp lệnh ra Uỷ ban thường vụ Quốc hội. Đối với những dự án luật, dự án pháp lệnh do cơ quan khác, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình, thì Chính phủ có trách nhiệm tham gia ý kiến bằng văn bản.

2- Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có trách nhiệm tham gia ý kiến bằng văn bản về dự án luật, dự án pháp lệnh mà nội dung của dự án liên quan trực tiếp đến chức năng, nhiệm vụ quản lý ngành, lĩnh vực của mình.

3- Bộ Tư pháp có trách nhiệm thẩm định các dự án luật, dự án pháp lệnh để Chính phủ xem xét trước khi quyết định trình Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội hoặc để Chính phủ tham gia ý kiến đối với những dự án do cơ quan khác, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội.

Điều 30. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên tham gia ý kiến vào dự án luật, dự án pháp lệnh

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên có quyền tham gia ý kiến vào dự án luật, dự án pháp lệnh.

Đối với dự án luật, dự án pháp lệnh có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên; quy định về quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, về tổ chức bộ máy nhà nước, thì cơ quan soạn thảo có trách nhiệm gửi dự án luật, dự án pháp lệnh đến Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên để lấy ý kiến.

Điều 31. Soạn thảo dự thảo nghị quyết của Quốc hội, dự thảo nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội

Dự thảo nghị quyết của Quốc hội, dự thảo nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội do Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội, Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao hoặc cơ quan, tổ chức hữu quan được Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội phân công soạn thảo. Dự thảo nghị quyết được gửi để lấy ý kiến các cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan.

THẨM TRA DỰ ÁN LUẬT, DỰ THẢO NGHỊ QUYẾT CỦA QUỐC HỘI, DỰ ÁN PHÁP LỆNH, DỰ THẢO NGHỊ QUYẾT CỦA UỶ BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI

Điều 32. Việc thẩm tra của Hội đồng dân tộc và các Uỷ ban của Quốc hội

1- Dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội, dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội trước khi trình Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội phải được Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban hữu quan của Quốc hội thẩm tra (gọi chung là cơ quan thẩm tra).

Trong trường hợp Uỷ ban thường vụ Quốc hội trình dự án luật thì Quốc hội quyết định cơ quan thẩm tra hoặc thành lập Uỷ ban lâm thời để thẩm tra dự án luật đó; đối với dự án luật, dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết do Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội trình, thì Uỷ ban thường vụ Quốc hội quyết định cơ quan thẩm tra.

2- Cơ quan thẩm tra có quyền yêu cầu cơ quan soạn thảo báo cáo về những vấn đề thuộc nội dung của dự án; tự mình hoặc cùng cơ quan soạn thảo tổ chức khảo sát thực tế về những vấn đề thuộc nội dung của dự án luật, dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết. Cơ quan, tổ chức, cá nhân được cơ quan thẩm tra yêu cầu có trách nhiệm cung cấp thông tin, tài liệu phục vụ cho việc thẩm tra dự án luật, dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết.

3- Đối với dự án luật, dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết do Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban khác của Quốc hội chủ trì thẩm tra, thì Uỷ ban pháp luật của Quốc hội tham gia thẩm tra nhằm bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất của hệ thống pháp luật.

Điều 33. Thời hạn gửi dự án luật, dự án pháp lệnh và dự thảo nghị quyết để thẩm tra

Chậm nhất là ba mươi ngày, trước ngày khai mạc kỳ họp Quốc hội hoặc chậm nhất là hai mươi ngày, trước ngày bắt đầu phiên họp Uỷ ban thường vụ Quốc hội, cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình dự án phải gửi tờ trình, dự án luật, dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết tới cơ quan thẩm tra để tiến hành thẩm tra.

Cơ quan thẩm tra tiến hành thẩm tra về tất cả các mặt của dự án luật, dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết, nhưng tập trung vào những vấn đề chủ yếu sau đây :

1- Sự cần thiết ban hành luật, pháp lệnh, nghị quyết; đối tượng, phạm vi điều chỉnh;

2- Sự phù hợp của nội dung dự án với đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng; tính hợp hiến, hợp pháp của dự án và tính thống nhất của văn bản với hệ thống pháp luật;

3- Việc tuân thủ thủ tục và trình tự soạn thảo;

Dự án luật, dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết có thể được thẩm tra một lần hoặc nhiều lần.

Đối với dự án luật, dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết trình Uỷ ban thường vụ Quốc hội để xin ý kiến, thì phải được cơ quan thẩm tra tiến hành thẩm tra sơ bộ.

Đối với dự án luật, dự thảo nghị quyết trình Quốc hội, dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết trình Uỷ ban thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định thông qua, thì phải được cơ quan thẩm tra tiến hành thẩm tra chính thức.

Khi thẩm tra chính thức, cơ quan thẩm tra phải tiến hành phiên họp toàn thể.

Trong trường hợp dự án luật, dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết được giao cho nhiều cơ quan phối hợp thẩm tra, thì cơ quan được giao chủ trì thẩm tra có trách nhiệm tổ chức phiên họp liên tịch để tiến hành thẩm tra.

Báo cáo thẩm tra phải phản ánh đầy đủ ý kiến của thành viên cơ quan thẩm tra.

UỶ BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI XEM XÉT, CHO Ý KIẾN VỀ DỰ ÁN LUẬT, DỰ THẢO NGHỊ QUYẾT

Điều 36. Thời hạn gửi dự án luật, dự thảo nghị quyết để Uỷ ban thường vụ Quốc hội xem xét, cho ý kiến

Chậm nhất là hai mươi ngày, trước ngày bắt đầu phiên họp Uỷ ban thường vụ Quốc hội, cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình dự án luật, dự thảo nghị quyết phải gửi tờ trình, dự án và các tài liệu có liên quan đến cơ quan thẩm tra để tiến hành thẩm tra sơ bộ.

Chậm nhất là bảy ngày, trước ngày bắt đầu phiên họp Uỷ ban thường vụ Quốc hội, cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình dự án luật, dự thảo nghị quyết phải gửi tờ trình, dự án và tài liệu có liên quan ; cơ quan thẩm tra phải gửi báo cáo thẩm tra về dự án luật, dự thảo nghị quyết đó đến Uỷ ban thường vụ Quốc hội.

Điều 37. Trình tự xem xét, cho ý kiến về dự án luật, dự thảo nghị quyết

1- Tuỳ theo tính chất và nội dung của dự án luật, dự thảo nghị quyết, Uỷ ban thường vụ Quốc hội có thể xem xét, cho ý kiến về dự án luật, dự thảo nghị quyết một lần hoặc nhiều lần.

2- Uỷ ban thường vụ Quốc hội xem xét, cho ý kiến về dự án luật, dự thảo nghị quyết theo trình tự sau đây :

a) Đại diện cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình dự án luật, dự thảo nghị quyết thuyết trình về dự án và những vấn đề thuộc nội dung dự án luật, dự thảo nghị quyết cần xin ý kiến;

b) Đại diện cơ quan thẩm tra trình báo cáo thẩm tra ;

c) Đại diện cơ quan, tổ chức, cá nhân được mời tham dự phiên họp phát biểu ý kiến;

d) Các thành viên Uỷ ban thường vụ Quốc hội thảo luận ;

Điều 38. Việc tiếp thụ và chỉnh lý dự án luật, dự thảo nghị quyết theo ý kiến của Uỷ ban thường vụ Quốc hội

Trên cơ sở ý kiến của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình dự án luật, dự thảo nghị quyết có trách nhiệm nghiên cứu, tiếp thụ ý kiến và tổ chức việc chỉnh lý dự án.

Trong trường hợp cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình dự án luật, dự thảo nghị quyết có ý kiến khác với ý kiến của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, thì báo cáo Quốc hội xem xét, quyết định.

LẤY Ý KIẾN NHÂN DÂN VỀ DỰ ÁN LUẬT, DỰ ÁN PHÁP LỆNH

Điều 39. Quyết định việc lấy ý kiến nhân dân về dự án luật, dự án pháp lệnh

1- Căn cứ vào tính chất và nội dung của dự án luật,dự án pháp lệnh, Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội quyết định việc lấy ý kiến nhân dân về dự án luật, dự án pháp lệnh.

2- Nội dung, phạm vi, thể thức và thời gian lấy ý kiến nhân dân về dự án luật, dự án pháp lệnh do Uỷ ban thường vụ Quốc hội quyết định.

Uỷ ban thường vụ Quốc hội chỉ đạo việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân và việc tiếp thụ ý kiến nhân dân để chỉnh lý dự án.

Điều 40. Tham gia góp ý kiến vào dự án luật, dự án pháp lệnh

1- Công dân góp ý kiến về dự án luật, dự án pháp lệnh thông qua cơ quan, tổ chức của mình, trực tiếp hoặc gửi thư góp ý tới Văn phòng Quốc hội, cơ quan, tổ chức soạn thảo dự án hoặc thông qua các phương tiện thông tin đại chúng.

2- Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên, cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân có trách nhiệm tổ chức, tạo điều kiện để công dân thuộc tổ chức, cơ quan, đơn vị mình tham gia ý kiến vào dự án luật, dự án pháp lệnh.

Điều 41. Tập hợp, tiếp thụ ý kiến nhân dân để chỉnh lý dự án luật, dự án pháp lệnh

Ý kiến của nhân dân về dự án luật, dự án pháp lệnh phải được tập hợp, nghiên cứu, tiếp thụ để chỉnh lý dự án.

Văn phòng Quốc hội có trách nhiệm tập hợp đầy đủ ý kiến của nhân dân.

Cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình dự án phối hợp với cơ quan thẩm tra nghiên cứu, tiếp thụ ý kiến nhân dân, chỉnh lý dự án và báo cáo Uỷ ban thường vụ Quốc hội.

LẤY Ý KIẾN ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI, ĐOÀN ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI VỀ DỰ ÁN LUẬT, DỰ ÁN PHÁP LỆNH

Điều 42. Đại biểu Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội tham gia ý kiến về dự án luật

Trong quá trình soạn thảo, nếu được Uỷ ban thường vụ Quốc hội đồng ý thì dự án luật được gửi lấy ý kiến đại biểu Quốc hội.

Chậm nhất là hai mươi ngày, trước ngày khai mạc kỳ họp Quốc hội, dự án luật phải được gửi đến đại biểu Quốc hội.

Đoàn đại biểu Quốc hội có trách nhiệm tổ chức thảo luận dự án luật tại địa phương và gửi biên bản thảo luận về Văn phòng Quốc hội chậm nhất là bảy ngày, trước ngày khai mạc kỳ họp.

Điều 43. Đại biểu Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội tham gia ý kiến về dự án pháp lệnh

Khi xét thấy cần thiết, Uỷ ban thường vụ Quốc hội gửi dự án pháp lệnh để lấy ý kiến đại biểu Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội chậm nhất là hai mươi ngày, trước ngày bắt đầu phiên họp Uỷ ban thường vụ Quốc hội.

Đoàn đại biểu Quốc hội tổ chức thảo luận dự án pháp lệnh tại địa phương và gửi biên bản thảo luận về Văn phòng Quốc hội chậm nhất là bảy ngày, trước ngày bắt đầu phiên họp Uỷ ban thường vụ Quốc hội .

Điều 44. Tiếp thụ và chỉnh lý dự án theo ý kiến của đại biểu Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội

Văn phòng Quốc hội có trách nhiệm tập hợp ý kiến của đại biểu Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội về dự án luật, dự án pháp lệnh. Cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình dự án phối hợp với cơ quan thẩm tra nghiên cứu, tiếp thụ ý kiến của đại biểu Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội để chỉnh lý dự án.

THÔNG QUA DỰ ÁN LUẬT, DỰ THẢO NGHỊ QUYẾT CỦA QUỐC HỘI, DỰ ÁN PHÁP LỆNH, DỰ THẢO NGHỊ QUYẾT CỦA UỶ BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI

Điều 45. Trình tự xem xét, thông qua dự án luật

1- Tuỳ theo tính chất và nội dung của dự án luật, Quốc hội có thể xem xét dự án luật tại một hoặc nhiều kỳ họp của Quốc hội. Trong trường hợp dự án luật được xem xét tại nhiều kỳ họp của Quốc hội, thì trong lần xem xét đầu, Quốc hội thảo luận và cho ý kiến về đối tượng, phạm vi điều chỉnh, nội dung cơ bản và những vấn đề còn có ý kiến khác nhau của dự án luật. Cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình dự án luật có trách nhiệm tiếp thụ, chỉnh lý dự án.

2- Quốc hội xem xét , thông qua dự án luật theo trình tự sau đây :

a) Đại diện cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình dự án thuyết trình về dự án;

b) Đại diện cơ quan thẩm tra trình báo cáo thẩm tra;

c) Quốc hội thảo luận dự án luật tại phiên họp toàn thể. Việc thảo luận có thể tiến hành theo từng vấn đề, từng chương hoặc toàn bộ dự án. Trước khi thảo luận ở phiên họp toàn thể, dự án luật được trao đổi ở Đoàn, ở Tổ đại biểu Quốc hội.

Trong quá trình thảo luận, cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình dự án được trình bày bổ sung về những vấn đề liên quan đến dự án;

d) Đoàn thư ký kỳ họp phối hợp với cơ quan thẩm tra và cơ quan soạn thảo tiếp thụ ý kiến của đại biểu Quốc hội, dự kiến chỉnh lý dự án và báo cáo với Uỷ ban thường vụ Quốc hội trước khi trình Quốc hội quyết định.

Đối với những dự án luật có nhiều vấn đề phức tạp, còn có nhiều ý kiến khác nhau, thì Quốc hội có thể thành lập tổ công tác gồm đại diện cơ quan thẩm tra, cơ quan, tổ chức soạn thảo, một số đại biểu Quốc hội và một số chuyên gia để chỉnh lý dự án;

đ) Quốc hội thông qua dự án luật bằng cách biểu quyết từng điều, từng chương, nghe đọc toàn văn, sau đó biểu quyết toàn bộ hoặc nghe đọc toàn văn rồi biểu quyết toàn bộ dự án một lần.

Dự án luật được thông qua khi quá nửa tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành.

3- Chủ tịch Quốc hội ký chứng thực luật.

4- Trong trường hợp dự án luật chưa được thông qua, Quốc hội cho ý kiến về những vấn đề cần được tiếp tục chỉnh lý và giao cho cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình dự án phối hợp với cơ quan thẩm tra chỉnh lý trong thời hạn do Quốc hội quyết định.

Điều 46. Trình tự xem xét, thông qua dự thảo nghị quyết của Quốc hội

1- Tuỳ theo tính chất và nội dung của dự thảo nghị quyết, Quốc hội có thể xem xét dự thảo tại một hoặc nhiều kỳ họp.

2- Quốc hội xem xét, thông qua dự thảo nghị quyết theo trình tự sau đây:

a) Đại diện cơ quan, tổ chức được phân công chuẩn bị dự thảo nghị quyết thuyết trình và đọc toàn văn dự thảo;

b) Đại diện cơ quan thẩm tra trình báo cáo thẩm tra;

d) Quốc hội thông qua dự thảo nghị quyết bằng cách biểu quyết từng vấn đề và sau đó biểu quyết toàn bộ dự thảo hoặc biểu quyết toàn bộ dự thảo một lần.

Dự thảo nghị quyết của Quốc hội được thông qua khi quá nửa tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành, trừ trường hợp quy định tại Điều 88 của Hiến pháp năm 1992.

3- Chủ tịch Quốc hội ký chứng thực nghị quyết của Quốc hội.

Điều 47. Trình tự xem xét, thông qua dự án pháp lệnh

1- Tuỳ theo tính chất, nội dung của dự án pháp lệnh, Uỷ ban thường vụ Quốc hội có thể xem xét dự án tại một hoặc nhiều phiên họp.

2- Uỷ ban thường vụ Quốc hội xem xét, thông qua dự án pháp lệnh theo trình tự sau đây :

a) Đại diện cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình dự án thuyết trình và đọc toàn văn dự án;

b) Đại diện cơ quan thẩm tra trình báo cáo thẩm tra;

c) Đại diện cơ quan, tổ chức, cá nhân được mời tham dự phiên họp phát biểu ý kiến;

d) Các thành viên của Uỷ ban thường vụ Quốc hội thảo luận;

e) Uỷ ban thường vụ Quốc hội biểu quyết.

Dự án pháp lệnh được thông qua khi quá nửa tổng số thành viên của Uỷ ban thường vụ Quốc hội biểu quyết tán thành.

3- Chủ tịch Quốc hội ký pháp lệnh.

4- Trong trường hợp dự án pháp lệnh chưa được thông qua thì Uỷ ban thường vụ Quốc hội cho ý kiến về những vấn đề cần được tiếp tục chỉnh lý và giao cho cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình dự án phối hợp với cơ quan thẩm tra chỉnh lý trong thời hạn do Uỷ ban thường vụ Quốc hội quyết định.

Điều 48. Trình tự xem xét, thông qua dự thảo nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội

1- Tuỳ theo tính chất và nội dung của dự thảo nghị quyết, Uỷ ban thường vụ Quốc hội có thể xem xét dự thảo tại một hoặc nhiều phiên họp.

2- Uỷ ban thường vụ Quốc hội xem xét, thông qua dự thảo nghị quyết theo trình tự sau đây:

a) Đại diện cơ quan, tổ chức được phân công chuẩn bị dự thảo nghị quyết thuyết trình và đọc toàn văn dự thảo;

b) Đại diện cơ quan thẩm tra trình báo cáo thẩm tra;

c) Đại diện cơ quan, tổ chức, cá nhân được mời tham dự phiên họp phát biểu ý kiến;

d) Các thành viên của Uỷ ban thường vụ Quốc hội thảo luận;

e) Uỷ ban thường vụ Quốc hội biểu quyết.

Dự thảo nghị quyết được thông qua khi quá nửa tổng số thành viên của Uỷ ban thường vụ Quốc hội biểu quyết tán thành.

3- Chủ tịch Quốc hội ký nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội.

Điều 49. Việc xem xét lại pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội

Đối với pháp lệnh, nghị quyết đã được Uỷ ban thường vụ Quốc hội thông qua mà Chủ tịch nước đề nghị Uỷ ban thường vụ Quốc hội xem xét lại theo quy định tại khoản 7 Điều 103 của Hiến pháp năm 1992, thì Uỷ ban thường vụ Quốc hội xem xét lại những vấn đề mà Chủ tịch nước có ý kiến. Nếu pháp lệnh, nghị quyết đó vẫn được Uỷ ban thường vụ Quốc hội biểu quyết tán thành mà Chủ tịch nước vẫn không nhất trí, thì Chủ tịch nước trình Quốc hội quyết định tại kỳ họp gần nhất.

Mục 9: CÔNG BỐ VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT CỦA QUỐC HỘI, ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI

Điều 50. Công bố luật, nghị quyết của Quốc hội

Chủ tịch nước ban hành lệnh để công bố luật, nghị quyết của Quốc hội mà việc công bố nghị quyết đó thuộc thẩm quyền của Chủ tịch nước trong thời hạn chậm nhất là mười lăm ngày, kể từ ngày luật, nghị quyết được thông qua.

Điều 51. Công bố pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội

1- Chủ tịch nước ban hành lệnh để công bố pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội mà việc công bố nghị quyết đó thuộc thẩm quyền của Chủ tịch nước trong thời hạn chậm nhất là mười lăm ngày, kể từ ngày pháp lệnh, nghị quyết được thông qua.

2- Đối với pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội đã được thông qua mà Chủ tịch nước đề nghị xem xét lại hoặc trình Quốc hội quyết định, thì thời hạn công bố chậm nhất là mười ngày, kể từ ngày Uỷ ban thường vụ Quốc hội thông qua, sau khi đã xem xét lại hoặc kể từ ngày Quốc hội quyết định.

Điều 52. Thẩm quyền giải thích luật, pháp lệnh

Uỷ ban thường vụ Quốc hội giải thích luật, pháp lệnh.

Cơ quan, tổ chức theo quy định tại Điều 87 của Hiến pháp năm 1992, đại biểu Quốc hội có quyền đề nghị Uỷ ban thường vụ Quốc hội giải thích luật, pháp lệnh. Uỷ ban thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định việc giải thích.

Điều 53. Soạn thảo, thông qua dự thảo nghị quyết giải thích luật, pháp lệnh

1- Tuỳ theo tính chất, nội dung của vấn đề cần được giải thích, Uỷ ban thường vụ Quốc hội giao Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội soạn thảo dự thảo nghị quyết giải thích luật, pháp lệnh trình Uỷ ban thường vụ Quốc hội.

2- Uỷ ban thường vụ Quốc hội xem xét, thông qua dự thảo nghị quyết giải thích luật, pháp lệnh theo trình tự sau đây:

a) Đại diện cơ quan, tổ chức hữu quan, đại biểu Quốc hội đã có đề nghị giải thích được mời tham dự phiên họp trình bày ý kiến ;

b) Đại diện cơ quan được phân công chuẩn bị dự thảo nghị quyết giải thích thuyết trình và đọc toàn văn dự thảo;

c) Đại diện cơ quan thẩm tra trình báo cáo thẩm tra về sự phù hợp của dự thảo nghị quyết giải thích với tinh thần và nội dung của văn bản được giải thích;

d) Đại diện cơ quan, tổ chức, cá nhân được mời tham dự phiên họp phát biểu ý kiến;

đ) Các thành viên của Uỷ ban thường vụ Quốc hội thảo luận;

g) Uỷ ban thường vụ Quốc hội biểu quyết.

Dự thảo nghị quyết giải thích luật, pháp lệnh được thông qua khi quá nửa tổng số thành viên của Uỷ ban thường vụ Quốc hội biểu quyết tán thành.

3- Chủ tịch Quốc hội ký nghị quyết giải thích luật, pháp lệnh.

4- Nghị quyết về việc giải thích luật, pháp lệnh được đăng Công báo và đưa tin trên các phương tiện thông tin đại chúng.

VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT CỦA CHỦ TỊCH NƯỚC

Điều 54. Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước

Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước được ban hành để thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch nước do Hiến pháp, luật quy định.

Điều 55. Soạn thảo dự thảo lệnh, quyết định

1- Chủ tịch nước tự mình hoặc theo đề nghị của Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, quyết định cơ quan soạn thảo dự thảo lệnh, quyết định.

2- Cơ quan được giao soạn thảo tổ chức nghiên cứu, soạn thảo dự thảo lệnh, quyết định.

3- Tuỳ theo nội dung của dự thảo lệnh, quyết định, Chủ tịch nước quyết định việc lấy ý kiến của cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan.

4- Cơ quan được giao soạn thảo chỉnh lý dự thảo lệnh, quyết định và báo cáo Chủ tịch nước về dự thảo, ý kiến của các cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan.

5- Chủ tịch nước xem xét, ký lệnh, quyết định.

VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT CỦA CHÍNH PHỦ, THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ, CÁC BỘ, CƠ QUAN NGANG BỘ, CƠ QUAN THUỘC CHÍNH PHỦ

NỘI DUNG VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT CỦA CHÍNH PHỦ, THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ, BỘ TRƯỞNG, THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN NGANG BỘ, THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN THUỘC CHÍNH PHỦ

Điều 56. Nghị quyết, nghị định của Chính phủ

1- Nghị quyết của Chính phủ được ban hành để quyết định chính sách cụ thể về xây dựng và kiện toàn bộ máy hành chính nhà nước từ trung ương đến cơ sở, hướng dẫn, kiểm tra Hội đồng nhân dân thực hiện các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên; bảo đảm thực hiện Hiến pháp và pháp luật trong các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và công dân; thực hiện chính sách xã hội, dân tộc, tôn giáo; quyết định chủ trương, chính sách cụ thể về ngân sách nhà nước, tiền tệ; phát triển văn hoá, giáo dục, y tế, khoa học, công nghệ, bảo vệ môi trường; củng cố và tăng cường quốc phòng, an ninh; thống nhất quản lý công tác đối ngoại của Nhà nước, các biện pháp bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân; các biện pháp chống quan liêu, tham nhũng trong bộ máy nhà nước; phê duyệt các điều ước quốc tế thuộc thẩm quyền của Chính phủ.

2- Nghị định của Chính phủ bao gồm :

a) Nghị định quy định chi tiết thi hành luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước; quy định nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các cơ quan khác thuộc thẩm quyền của Chính phủ thành lập; các biện pháp cụ thể để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ;

b) Nghị định quy định những vấn đề hết sức cần thiết nhưng chưa đủ điều kiện xây dựng thành luật hoặc pháp lệnh để đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, quản lý kinh tế, quản lý xã hội. Việc ban hành nghị định này phải được sự đồng ý của Uỷ ban thường vụ Quốc hội.

Điều 57. Quyết định, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ

1- Quyết định của Thủ tướng Chính phủ được ban hành để quyết định các chủ trương, biện pháp lãnh đạo, điều hành hoạt động của Chính phủ và hệ thống hành chính nhà nước từ trung ương đến cơ sở; quy định chế độ làm việc với các thành viên Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các vấn đề khác thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ.

2- Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ quy định các biện pháp chỉ đạo, phối hợp hoạt động của các thành viên Chính phủ; đôn đốc và kiểm tra hoạt động của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân các cấp trong việc thực hiện các chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các quyết định của Chính phủ.

Điều 58. Quyết định, chỉ thị, thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ

1- Quyết định của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ quy định về tổ chức và hoạt động của các cơ quan, đơn vị trực thuộc; quy định các tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm và các định mức kinh tế - kỹ thuật của ngành, lĩnh vực do mình phụ trách; quy định các biện pháp để thực hiện chức năng quản lý ngành, lĩnh vực do mình phụ trách và những vấn đề được Chính phủ giao.

2- Chỉ thị của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ quy định các biện pháp để chỉ đạo, đôn đốc, phối hợp và kiểm tra hoạt động của các cơ quan, đơn vị thuộc ngành, lĩnh vực do mình phụ trách trong việc thực hiện văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên và của mình.

3- Thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ được ban hành để hướng dẫn thực hiện những quy định được luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước, nghị quyết, nghị định của Chính phủ, quyết định, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ giao thuộc phạm vi quản lý ngành, lĩnh vực do mình phụ trách.

SOẠN THẢO, BAN HÀNH VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT CỦA CHÍNH PHỦ, THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ, BỘ TRƯỞNG, THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN NGANG BỘ, THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN THUỘC CHÍNH PHỦ

Điều 59. Chương trình xây dựng nghị quyết, nghị định

Để bảo đảm thực hiện luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước và căn cứ vào yêu cầu quản lý nhà nước, Chính phủ quyết định chương trình xây dựng nghị quyết, nghị định ba tháng, sáu tháng và hàng năm của Chính phủ theo sáng kiến của mình và đề nghị của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan.

Trong trường hợp cần thiết, Chính phủ điều chỉnh chương trình xây dựng nghị quyết, nghị định.

Điều 60. Thành lập Ban soạn thảo nghị quyết, nghị định

1- Chính phủ quyết định cơ quan chủ trì soạn thảo nghị quyết, nghị định.

Cơ quan chủ trì soạn thảo sau khi thoả thuận với các Bộ, ngành hữu quan thành lập Ban soạn thảo.

2- Đối với nghị định quy định tại điểm b khoản 2 Điều 56 của Luật này, thì Chính phủ quyết định thành lập Ban soạn thảo.

Điều 61. Soạn thảo dự thảo nghị quyết, nghị định

Trong việc soạn thảo dự thảo nghị quyết, nghị định, Ban soạn thảo phải tiến hành các công việc sau đây:

1- Tổng kết tình hình thi hành pháp luật, đánh giá các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành có liên quan;

2- Tổ chức nghiên cứu, xây dựng dự thảo;

3- Lấy ý kiến các cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan; tập hợp ý kiến và chỉnh lý dự thảo;

4- Chuẩn bị tờ trình cùng với dự thảo và các tài liệu cần thiết khác để trình Chính phủ.

Điều 62. Tham gia ý kiến xây dựng dự thảo nghị quyết, nghị định

Tuỳ theo tính chất và nội dung của dự thảo nghị quyết, nghị định, cơ quan soạn thảo gửi dự thảo tới Uỷ ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tổng liên đoàn lao động Việt Nam, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, cơ quan, tổ chức hữu quan, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là cấp tỉnh) để tham gia ý kiến.

Điều 63. Thẩm định dự thảo nghị quyết, nghị định

Bộ Tư pháp có trách nhiệm thẩm định các dự thảo nghị quyết, nghị định trước khi trình Chính phủ để bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất, đồng bộ của văn bản trong hệ thống pháp luật.

Chậm nhất là hai mươi ngày, trước ngày Chính phủ họp, cơ quan soạn thảo gửi dự thảo nghị quyết, nghị định và các tài liệu liên quan đến Bộ Tư pháp. Bộ Tư pháp có trách nhiệm chuẩn bị ý kiến thẩm định bằng văn bản và gửi văn bản thẩm định đến Chính phủ chậm nhất là năm ngày, trước ngày bắt đầu phiên họp của Chính phủ.

Điều 64. Trình tự xem xét, thông qua dự thảo nghị quyết, nghị định

1- Tuỳ theo tính chất và nội dung của dự thảo nghị quyết, nghị định Chính phủ có thể xem xét dự thảo nghị quyết, nghị định tại một hoặc nhiều phiên họp của Chính phủ;

2- Tại phiên họp của Chính phủ, đại diện cơ quan soạn thảo, thuyết trình về dự thảo; Bộ trưởng Bộ Tư pháp trình bày ý kiến thẩm định dự thảo; đại diện cơ quan, tổ chức được mời tham dự phiên họp phát biểu ý kiến;

3- Các thành viên của Chính phủ thảo luận;

4- Dự thảo nghị quyết, nghị định được Chính phủ thông qua khi quá nửa tổng số thành viên Chính phủ biểu quyết tán thành;

5- Thủ tướng Chính phủ ký nghị quyết, nghị định;

6- Trong trường hợp dự thảo nghị quyết, nghị định chưa được thông qua, Chính phủ cho ý kiến về những vấn đề cần phải chỉnh lý và định thời hạn trình lại dự thảo.

Điều 65. Soạn thảo, ban hành quyết định, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ

1- Dự thảo quyết định, chỉ thị do Thủ tướng giao và chỉ đạo cơ quan soạn thảo.

2- Cơ quan được giao soạn thảo có trách nhiệm xây dựng dự thảo.

3- Tuỳ theo tính chất và nội dung của dự thảo quyết định, chỉ thị, cơ quan soạn thảo gửi lấy ý kiến các thành viên Chính phủ, Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh và cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan.

4- Bộ Tư pháp có trách nhiệm tham gia ý kiến bằng văn bản về dự thảo quyết định, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ.

5- Cơ quan soạn thảo chỉnh lý dự thảo và báo cáo Thủ tướng Chính phủ về ý kiến của cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan.

6- Thủ tướng Chính phủ xem xét, ký quyết định, chỉ thị.

Điều 66. Soạn thảo, ban hành quyết định, chỉ thị, thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ

1- Dự thảo quyết định, chỉ thị, thông tư do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ giao và chỉ đạo đơn vị trực thuộc soạn thảo.

2- Đơn vị được giao soạn thảo có trách nhiệm nghiên cứu và xây dựng dự thảo.

3- Tuỳ theo tính chất và nội dung của dự thảo quyết định, chỉ thị, thông tư, dự thảo được gửi để lấy ý kiến của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh và các cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan.

4- Đơn vị được giao soạn thảo chỉnh lý dự thảo, trình Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ dự thảo quyết định, chỉ thị, thông tư và ý kiến của cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan.

5- Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ xem xét, ký quyết định, chỉ thị, thông tư.

VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO, VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO

Điều 67. Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao

Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao được ban hành để hướng dẫn các Tòa án áp dụng thống nhất pháp luật, tổng kết kinh nghiệm xét xử.

Điều 68. Soạn thảo, ban hành nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao

1- Dự thảo nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao tổ chức và chỉ đạo việc soạn thảo.

2-Tuỳ theo tính chất và nội dung của dự thảo nghị quyết, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định gửi lấy ý kiến Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp, Tòa án nhân dân địa phương, Tòa án quân sự và cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan.

3- Dự thảo nghị quyết được thảo luận tại phiên họp của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, có sự tham dự của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ trưởng Bộ Tư pháp.

4- Dự thảo nghị quyết được thông qua khi quá nửa tổng số thành viên của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao biểu quyết tán thành.

Trong trường hợp Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ trưởng Bộ Tư pháp không nhất trí với nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao, thì có quyền báo cáo Uỷ ban thường vụ Quốc hội để Uỷ ban thường vụ Quốc hội xem xét, cho ý kiến tại phiên họp gần nhất.

5. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ký nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.

Điều 69. Quyết định, chỉ thị, thông tư của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao

Quyết định, chỉ thị, thông tư của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quy định các biện pháp để bảo đảm việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân các cấp; quy định những vấn đề khác thuộc thẩm quyền của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

Điều 70. Soạn thảo, ban hành quyết định, chỉ thị, thông tư của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao

1- Dự thảo quyết định, chỉ thị, thông tư do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao tổ chức và chỉ đạo việc soạn thảo.

2- Dự thảo quyết định, chỉ thị, thông tư của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao được Uỷ ban kiểm sát Viện kiểm sát nhân dân tối cao thảo luận và cho ý kiến. Tuỳ theo tính chất và nội dung của dự thảo quyết định, chỉ thị, thông tư, Viện trưởng viện kiểm sát nhân dân tối cao quyết định gửi dự thảo quyết định, chỉ thị, thông tư để lấy ý kiến của Toà án nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp, Viện kiểm sát nhân dân địa phương, Viện kiểm sát quân sự và các cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan.

3- Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ký quyết định, chỉ thị, thông tư.

VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT LIÊN TỊCH

Điều 71. Văn bản quy phạm pháp luật liên tịch giữa các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ

Thông tư liên tịch giữa các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ được ban hành để hướng dẫn thi hành luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước, nghị quyết, nghị định của Chính phủ, quyết định, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan đó.

Điều 72. Văn bản quy phạm pháp luật liên tịch giữa Toà án nhân dân tối cao với Viện kiểm sát nhân dân tối cao; giữa Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao với Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ

Thông tư liên tịch giữa Toà án nhân dân tối cao với Viện kiểm sát nhân dân tối cao; thông tư liên tịch giữa Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ với Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao được ban hành để hướng dẫn việc áp dụng thống nhất pháp luật trong hoạt động tố tụng và những vấn đề khác liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan đó.

Điều 73. Văn bản quy phạm pháp luật liên tịch giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền với tổ chức chính trị - xã hội

Nghị quyết, thông tư liên tịch giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền với cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội được ban hành để hướng dẫn thi hành những vấn đề khi pháp luật quy định về việc tổ chức chính trị - xã hội đó tham gia quản lý nhà nước.

Điều 74. Soạn thảo, ban hành văn bản quy phạm pháp luật liên tịch

1- Dự thảo văn bản quy phạm pháp luật liên tịch do cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội hữu quan thoả thuận, phân công cơ quan, tổ chức chủ trì soạn thảo.

2- Cơ quan, tổ chức được phân công chủ trì soạn thảo có trách nhiệm tổ chức xây dựng dự thảo văn bản và lấy ý kiến cơ quan, tổ chức hữu quan.

Đối với dự thảo thông tư liên tịch giữa Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ với Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao phải được lấy ý kiến các thành viên Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao, thành viên Uỷ ban Kiểm sát Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

Cơ quan, tổ chức chủ trì soạn thảo có trách nhiệm tập hợp ý kiến và chỉnh lý dự thảo.

3- Thủ trưởng cơ quan, người đứng đầu tổ chức chính trị - xã hội cùng ký nghị quyết, thông tư liên tịch.

HIỆU LỰC CỦA VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT VÀ NGUYÊN TẮC ÁP DỤNG VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT

Điều 75. Thời điểm có hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật

1- Luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội có hiệu lực kể từ ngày Chủ tịch nước ký lệnh công bố, trừ trường hợp văn bản đó quy định ngày có hiệu lực khác.

2- Văn bản quy phạm pháp luật của Chủ tịch nước có hiệu lực kể từ ngày đăng Công báo, trừ trường hợp văn bản đó quy định ngày có hiệu lực khác.

3- Văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao và các văn bản quy phạm pháp luật liên tịch có hiệu lực sau mười lăm ngày, kể từ ngày ký văn bản hoặc có hiệu lực muộn hơn nếu được quy định tại văn bản đó. Đối với văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quy định các biện pháp thi hành trong tình trạng khẩn cấp, thì văn bản có thể quy định ngày có hiệu lực sớm hơn.

Điều 76. Hiệu lực trở về trước của văn bản quy phạm pháp luật

1- Chỉ trong những trường hợp thật cần thiết, văn bản quy phạm pháp luật mới được quy định hiệu lực trở về trước.

2- Không được quy định hiệu lực trở về trước đối với các trường hợp sau đây:

a) Quy định trách nhiệm pháp lý mới đối với hành vi mà vào thời điểm thực hiện hành vi đó pháp luật không quy định trách nhiệm pháp lý;

b) Quy định trách nhiệm pháp lý nặng hơn.

Điều 77. Những trường hợp ngưng hiệu lực văn bản quy phạm pháp luật

1- Văn bản quy phạm pháp luật bị đình chỉ thi hành, thì ngưng hiệu lực cho đến khi có quyết định xử lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc :

a) Không bị huỷ bỏ thì văn bản tiếp tục có hiệu lực ;

b) Bị huỷ bỏ thì văn bản hết hiệu lực.

2- Thời điểm ngưng hiệu lực, tiếp tục có hiệu lực của văn bản hoặc hết hiệu lực của văn bản phải quy định rõ tại quyết định đình chỉ thi hành, quyết định xử lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

3- Quyết định đình chỉ, quyết định xử lý văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải được đăng Công báo, đưa tin trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Điều 78. Những trường hợp văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực

Văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần trong các trường hợp sau đây:

1- Hết thời hạn có hiệu lực đã được quy định trong văn bản;

2- Được thay thế bằng văn bản mới của chính cơ quan nhà nước đã ban hành văn bản đó;

3- Bị hủy bỏ hoặc bãi bỏ bằng một văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

4- Văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành của văn bản hết hiệu lực cũng đồng thời hết hiệu lực cùng với văn bản đó, trừ trường hợp được giữ lại toàn bộ hoặc một phần vì còn phù hợp với các quy định của văn bản quy phạm pháp luật mới.

Điều 79. Hiệu lực về không gian và đối tượng áp dụng

1- Văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan nhà nước trung ương có hiệu lực trong phạm vi cả nước và được áp dụng đối với mọi cơ quan, tổ chức, công dân Việt Nam, trừ trường hợp văn bản có quy định khác.

2- Văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân có hiệu lực trong phạm vi địa phương.

3- Văn bản quy phạm pháp luật cũng có hiệu lực đối với cơ quan, tổ chức, người nước ngoài ở Việt Nam, trừ trường hợp pháp luật của Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác.

Điều 80. Áp dụng văn bản quy phạm pháp luật

1- Văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng từ thời điểm có hiệu lực. Văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng đối với hành vi xảy ra tại thời điểm mà văn bản đó đang có hiệu lực.

Trong trường hợp văn bản có quy định hiệu lực trở về trước, thì áp dụng theo quy định đó.

2- Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật có quy định khác nhau về cùng một vấn đề, thì áp dụng văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn.

3- Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật về cùng một vấn đề do cùng một cơ quan ban hành mà có quy định khác nhau, thì áp dụng quy định của văn bản được ban hành sau.

4- Trong trường hợp văn bản quy phạm pháp luật mới không quy định trách nhiệm pháp lý hoặc quy định trách nhiệm pháp lý nhẹ hơn đối với hành vi xảy ra trước ngày văn bản có hiệu lực, thì áp dụng văn bản mới.

GIÁM SÁT, KIỂM TRA, KIỂM SÁT VÀ XỬ LÝ VĂN BẢN TRÁI PHÁP LUẬT

Điều 81. Quốc hội giám sát, xử lý văn bản trái pháp luật

1- Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cao đối với văn bản quy phạm pháp luật của các các cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Chương II của Luật này.

2- Theo đề nghị của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước, Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội, Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên, đại biểu Quốc hội, Quốc hội xem xét, quyết định bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ luật, nghị quyết của Quốc hội trái Hiến pháp; xem xét, quyết định bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản quy phạm pháp luật của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao trái Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội.

Điều 82. Uỷ ban thường vụ Quốc hội giám sát, xử lý văn bản trái pháp luật

1- Uỷ ban thường vụ Quốc hội thực hiện quyền giám sát đối với văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan nhà nước trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình.

2- Theo đề nghị của Chủ tịch nước, Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội, Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên, đại biểu Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định đình chỉ việc thi hành một phần hoặc toàn bộ văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao trái Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội và trình Quốc hội quyết định việc huỷ bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản đó; xem xét, quyết định huỷ bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao trái pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội; xem xét, quyết định bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ nghị quyết sai trái của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh.

Điều 83. Chính phủ kiểm tra, xử lý văn bản trái pháp luật

1- Chính phủ kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.

2- Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định bãi bỏ hoặc đình chỉ việc thi hành một phần hoặc toàn bộ văn bản quy phạm pháp luật của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trái Hiến pháp, luật và các văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên; xem xét, quyết định đình chỉ thi hành một phần hoặc toàn bộ nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh trái Hiến pháp, luật và các văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên, đồng thời đề nghị Uỷ ban thường vụ Quốc hội bãi bỏ.

Điều 84. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ kiểm tra, xử lý văn bản trái pháp luật.

1- Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh về những nội dung có liên quan đến ngành, lĩnh vực do mình phụ trách.

2- Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ quản lý ngành, lĩnh vực có quyền kiến nghị với Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ đã ban hành văn bản trái với văn bản về ngành, lĩnh vực do mình phụ trách bãi bỏ hoặc đình chỉ việc thi hành một phần hoặc toàn bộ văn bản đó; nếu kiến nghị đó không được chấp nhận thì trình Thủ tướng Chính phủ quyết định; kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ đình chỉ việc thi hành nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh trái với văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, hoặc của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ về ngành, lĩnh vực do Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ phụ trách ; đình chỉ việc thi hành và đề nghị Thủ tướng chính phủ bãi bỏ quyết định, chỉ thị của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trái với văn bản quy phạm pháp luật về ngành, lĩnh vực do mình phụ trách; nếu Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh không nhất trí với quyết định đình chỉ thi hành, thì vẫn phải chấp hành, nhưng có quyền kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ.

Điều 85. Viện kiểm sát nhân dân kiểm sát việc tuân theo pháp luật đối với văn bản quy phạm pháp luật.

Viện kiểm sát nhân dân trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình kiểm sát việc tuân theo pháp luật đối với văn bản quy phạm pháp luật của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân nhằm bảo đảm các văn bản đó không trái pháp luật.

Thủ trưởng cơ quan nhà nước nhận được kháng nghị của Viện kiểm sát nhân dân có trách nhiệm trả lời kháng nghị trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được kháng nghị.

Điều 86. Kinh phí xây dựng văn bản quy phạm pháp luật

Kinh phí xây dựng văn bản quy phạm pháp luật do ngân sách nhà nước cấp.

Luật này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1 tháng 1 năm 1997.

Nghị quyết của Hội đồng Nhà nước về Quy chế xây dựng luật và pháp lệnh ngày 6 tháng 8 năm 1988 hết hiệu lực kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành.

Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá IX, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 12 tháng 11 năm 1996.

Nội dung tuyển dụng cụ thể như sau: 1. Công việc và chỉ tiêu tuyển dụng - Vệ sinh khu vực sử dụng chung ở cơ quan, đơn vị: 01 chỉ tiêu; - Lễ tân phục vụ hội trường: 02 chỉ tiêu; - Sửa chữa, bảo trì hệ thông cấp điện, cấp thoát nước: 03 chỉ tiêu. 2. Loại hợp đồng ký kết: Hợp đồng không xác định thời hạn hưởng lương từ ngân sách Nhà nước. 3. Lương và chế độ chính sách khác: Theo quy định tại Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang; các chế độ phụ cấp khác theo quy định của pháp luật và Bộ Công an. 4. Tiêu chuẩn ký kết hợp đồng lao động - Tiêu chuẩn chung: Là công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có địa chỉ thường trú tại Việt Nam; có phẩm chất, tư cách đạo đức tốt, nghiêm chỉnh chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; có lý lịch rõ ràng và được xác nhận của Công an cấp xã nơi cư trú hoặc của cơ quan, tổ chức nơi người lao động làm việc. - Tiêu chuẩn chính trị: Bản thân và thân nhân của người lao động (cha, mẹ đẻ, cha mẹ vợ hoặc chồng; người trực tiếp nuôi dưỡng từ nhỏ của bản thân, của vợ hoặc chồng; anh, chị, em ruột của bản thân) đảm bảo tiêu chuẩn chính trị theo quy định của Bộ Công an. - Độ tuổi: Từ đủ 18 tuổi trở lên đến dưới độ tuổi nghỉ hưu theo quy định của Bộ Luật lao động. Ưu tiên những người có đủ điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội để được hưởng lương hưu khi đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định của Bộ Luật lao động. - Trình độ chuyên môn: + Vệ sinh khu vực sử dụng chung ở cơ quan, đơn vị: tốt nghiệp THPT trở lên; + Lễ tân phục vụ hội trường: tốt nghiệp Trung cấp trở lên các chuyên ngành quản trị khách sạn, du lịch, văn hóa; + Sửa chữa, bảo trì hệ thống cấp điện, cấp thoát nước: tốt nghiệp Trung cấp trở lên các chuyên ngành điện, điện dân dụng, cấp thoát nước. - Sức khỏe: Có đủ sức khỏe để lao động theo kết luận của cơ sở khám, chữa bệnh cấp huyện trở lên; không sử dụng chất ma túy và chất gây nghiện khác. - Có hồ sơ đăng ký dự tuyển. 5. Hồ sơ đăng ký dự tuyển - Phiếu đăng ký dự tuyển lao động (theo mẫu của Bộ Công an) có xác nhận của Công an cấp xã nơi cư trú hoặc của cơ quan, tổ chức nơi người lao động làm việc. - Bản sao (có công chứng) các văn bằng, chứng chỉ về trình độ học vấn, trình độ chuyên môn kỹ thuật do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp và bảng điểm (có chứng thực) kết quả học tập; - Bản sao (có chứng thực) giấy khai sinh, căn cước công dân; - Giấy chứng nhận đoàn viên, đảng viên (nếu có); - Bản sao (có chứng thực) các loại giấy tờ có giá trị pháp lý chứng nhận thuộc đối tượng ưu tiên (nếu có): + Vợ hoặc chồng của cán bộ chiến sĩ đang phục vụ trong Công an nhân dân; vợ hoặc chồng là liệt sĩ, thương binh, Anh hùng lực lượng vũ trang, Anh hùng lao động; + Giấy tờ chứng minh là thương binh, bệnh binh đảm bảo tiêu chuẩn sức khỏe lao động theo quy định; con đẻ của một trong các trường hợp: liệt sĩ, thương binh, Anh hùng lực lượng vũ trang, Anh hùng lao động, cán bộ Công an, con gia đình có công với cách mạng. + Đã hoàn thành nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân hoặc nghĩa vụ quân sự. 6. Thời gian và địa điểm tiếp nhận hồ sơ - Thời gian: Trong giờ hành chính từ ngày thông báo đến hết ngày 15/8/2024. - Địa điểm: Văn phòng Bộ Công an, số 30 Trần Bình Trọng, phường Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội. - Thông tin liên hệ: Thiếu tá Nguyễn Thế Huynh, Phó Trưởng phòng Hậu cần, điện thoại: 0914.815.576 hoặc Đại úy Bùi Tiến Đạt, cán bộ Phòng Hậu cần, điện thoại: 0983.877.189. 7. Kết quả xét tuyển: Danh sách người lao động trúng tuyển được thông báo đến từng người. Trường hợp người lao động không trúng tuyển hoặc không tham gia dự tuyển có yêu cầu nhận lại hồ sơ, liên hệ Phòng Hậu cần, Văn phòng Bộ Công an trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày hết hạn nộp hồ sơ đăng ký dự tuyển.