Michelangelo di Lodovico Buonarroti Simoni là một nhà điêu khắc, kiến trúc sư, hoạ sĩ và thi sĩ Ý đã có sức ảnh hưởng mãnh liệt đến nền tảng Mĩ Thuật Phương Tây sau này. Cùng với Leonardo da Vinci, ông đã tạo ra giá trị rực rỡ cho thời kỳ Phục Hưng Đỉnh Cao.
Michelangelo di Lodovico Buonarroti Simoni là một nhà điêu khắc, kiến trúc sư, hoạ sĩ và thi sĩ Ý đã có sức ảnh hưởng mãnh liệt đến nền tảng Mĩ Thuật Phương Tây sau này. Cùng với Leonardo da Vinci, ông đã tạo ra giá trị rực rỡ cho thời kỳ Phục Hưng Đỉnh Cao.
Khi nói đến những công trình kiến trúc cổ đại nổi tiếng tại Trung Quốc, không thể không nhắc đến Vạn Lý Trường Thành. Đây được coi là một trong những bức tường thành nổi tiếng của Trung Quốc, được xây dựng từ thế kỷ V trước Công nguyên đến thế kỷ XVI. Mục đích chính của công trình này là bảo vệ nhân dân Trung Quốc khỏi sự xâm lược của người Mông Cổ và người Thổ Nhĩ Kỳ, và nó được xây dựng bằng đất và đá.
Với chiều dài 21.196 km, Vạn Lý Trường Thành có chiều cao trung bình của tường là 7m so với mặt đất và mặt trên rộng trung bình từ 5 đến 6m. UNESCO đã công nhận đây là một trong “Bảy kỳ quan thời Trung cổ của thế giới” từ năm 1987.
Phần đẹp nhất của Trường Thành là Mộ Điền Dụ, nơi được bao phủ bởi rừng cây xanh và muôn hoa. Trong khoảnh khắc giữa năm, muôn hoa rực rỡ, tô điểm cho Mộ Điền Dụ như một “tấm áo” tuyệt vời đầy ấn tượng.
Khu đền Thiên Đàn hoặc Công viên Thiên Đàn là một công trình tôn giáo quy mô lớn tọa lạc ở hướng Đông Nam của thành phố Bắc Kinh. Đền Thiên Đàn được xây dựng trong triều đại Minh, chính xác là vào năm thứ 18 của Minh Vĩnh Lạc vào năm 1420. Đây là nơi mà các vị hoàng đế thuộc nhà Minh và nhà Thanh thực hiện các nghi lễ tôn vinh thần linh.
Công trình kiến trúc Trung Quốc cổ đại này nằm trên khu đất diện tích rộng lớn khoảng 2.730.000 m². Trong số các công trình chính tại Thiên Đàn, có ba kiến trúc quan trọng, bao gồm đền Hoàn Khưu, Hoàng Khung Vũ và điện Kỳ Niên. Đây là địa điểm gây ấn tượng mạnh với khách thăm bởi kiến trúc cổ điển mang đậm bản sắc Trung Hoa, tạo nên không gian tĩnh lặng và trấn an giữa sự ồn ào bên ngoài, được bảo vệ bởi những bức tường cao và chắc chắn.
Khu định cư Bình Dao, tọa lạc ở trung tâm tỉnh Sơn Tây, cách thành phố Thái Nguyên hơn 90km, là một công trình kiến trúc Trung Quốc cổ đại độc đáo. Thành phố này bắt nguồn từ thời kỳ Tây Chu dưới triều đại của Chu Tuyên Vương (827-782TCN). Trải qua quá trình phục dựng vào thời kỳ Minh Hồng Vũ, Bình Dao đã trở nên rực rỡ với việc lợp gạch mới và đến thời vua Khang Hy, nơi này còn được bổ sung thêm các công trình lâu đài lộng lẫy.
Kiến trúc đặc sắc của Thành Bình Dao là biểu tượng rõ nét của nền văn hóa Trung Quốc cổ đại. Công trình này bao gồm sáu cổng, với hai cổng đào ở hai bên có hai cái giếng nước, hình tượng của chú rùa, được xây dựng từ gạch lợp ngói và kết cấu gỗ. Tường thành cao 10 mét, với đỉnh thành dày từ 4-10 mét và chân thành dày từ 5-11 mét. Thành Bình Giao đã được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới vào năm 1997.
Khi nói đến các kiến trúc lịch sử nổi tiếng của Trung Quốc, không thể không nhắc đến Cố Cung, hay còn được biết đến với tên gọi Vạn Lý Trường Thành. Được xây dựng ở trung tâm thành phố Bắc Kinh, đây là địa điểm của cung điện lớn nhất trong lịch sử Trung Quốc, từng là nơi cư trú của các vị vua từ thời Triều Minh đến cuối triều đại nhà Thanh. Diện tích của Tử Cấm Thành rộng lớn, lên đến 720.000 m². Bao gồm 800 cung và 9999 phòng, với bốn cổng chính dẫn vào thành. Ngoài ra, Cấm Thành được bảo vệ bởi bức tường thành cao 11m, dài 3.400m, cùng với hào sâu và bốn vòi sen ở mỗi góc của thành.
Kiến trúc của Tử Cấm Thành được thiết kế rất tỉ mỉ và tinh tế, sử dụng những vật liệu quý hiếm và độc đáo. Thông qua việc thăm thú nơi này, du khách có thể hiểu hơn về cuộc sống xa hoa và quyền uy của các triều đại phong kiến Trung Quốc.
Những công trình kiến trúc cổ đại ở Trung Quốc luôn là biểu tượng của sự sáng tạo và tuyệt vời trong lĩnh vực thiết kế. Để khám phá thêm về những bài viết liên quan đến chủ đề này, mời các bạn truy cập APA Academy ngay tại đây.
Tứ hợp viện là một trong những công trình kiến trúc mang phong cách nổi bật của văn hóa Trung Quốc. Đây cũng là một trong những biểu tượng đặc trưng của Trung Hoa. Xuất hiện từ khoảng thời Đông Chu, trải qua hơn 2000 năm lịch sử, đặc điểm của tứ hợp viện cũng thuận theo những biến động lịch sử mà thay đổi ít nhiều.
Nét đẹp cổ kính của tứ hợp viện. Nguồn: Internet
Tứ hợp viện còn được gọi với cái tên là “tứ hợp phòng”, là một kiểu nhà gồm bốn gian với theo bốn hướng là Đông – Tây – Nam – Bắc. Những gian nhà này sẽ hợp lại và bao bọc lấy phần sân ở bên trong, chính vì vậy mà mô hình cấu trúc này được gọi là Tứ hợp viện.
Rải rác trên lãnh thổ của Trung Quốc là những tứ hợp viện với nhiều phong cách đa dạng và cuốn hút đến kinh ngạc. Vào thời nhà Minh và nhà Thanh, kiểu kiến trúc này ngày một hoàn thiện. Sau này, nó lại trở thành phong cách kiến trúc độc đáo của Bắc Kinh. Cho đến ngày nay, khi nhắc đến tứ hợp viện, người ta vẫn thường nhắc đến Bắc Kinh như một địa điểm tiêu biểu nhất của loại hình kiến trúc này.
Tứ hợp viện là hình thức kiến trúc tiêu biểu cho lối sống của người dân Bắc Kinh. Nó không chỉ mang vẻ đẹp cổ kính mà còn chứa đựng văn hóa sâu sắc cũng như một minh chứng lịch sử của thành phố Bắc Kinh.
Xét về diện tích, những khu tứ hợp viện có thể có diện tích rất lớn nếu là nơi ở của những vị quan hoặc thương nhân giàu có thời xưa, hoặc nó cũng có thể nhỏ như nhà của những người dân bình thường. Nhưng sự kết hợp của những khu tứ hợp viện này, nhìn từ trên cao, giống như một bàn cờ với những ô lớn nhỏ khác nhau, tạo nên một tổng thể vô cùng đặc biệt cho thành phố Bắc Kinh. Và cũng chính đây là nơi sinh sống bao đời của bao thế hệ.
Kiến trúc cơ bản của tứ hợp viện. Nguồn: Internet
Từ ngoài nhìn vào, cấu trúc của tứ hợp viện là kiểu khép kín chứ không hề phô trương. Nhưng khi bước vào bên trong, người ta lại hoàn toàn có thể cảm nhận được sâu sắc phong vị của văn hóa Trung Hoa. Mỗi viên gạch, mỗi nhành hoa đều có vẻ giản dị, mộc mạc nhưng lại chứa đựng một dấu ấn vô cùng sâu sắc.
Khác với kiểu tứ hợp viện tại phương Nam với phần sân cao, phần sân bên trong của tứ hợp viện Bắc Kinh thường rộng và sáng sủa. Đây cũng là một phần vô cùng quan trọng đối với gia chủ và cả căn nhà, bởi các căn nhà ở bốn mặt tuy độc lập nhưng đều hướng ra sân bằng cửa ra vào và cửa sổ. Do khoảng sân rộng rãi nên gia chủ có thể trồng cây và hoa, nuôi chim cá, xếp đá làm cảnh,… có thể coi là một phòng khách lộ thiên lý tưởng.
Khoảng sân chính. Nguồn: Internet
Thời Thanh có câu tục ngữ: “Nhà mát, chậu nuôi cá, cây lựu, lão gia, chó béo, a hoàn béo” dùng để miêu tả về Tứ hợp viện. Đây là một câu nói miêu tả mô hình điển hình của một khu tứ hợp viện Bắc Kinh thời xưa.
Trong một sân vườn, nhất tiến là dãy nhà có cửa ra vào, nhị tiến là sảnh, tam tiến là phòng ngủ hoặc nhà trong nơi không gian hoạt động của phụ nữ và gia quyến, người thường không được tùy tiện bước vào. Tất cả các ngôi nhà trong Tứ viện đều có bậc thang dẫn đến tiền sảnh. Tiền sảnh có cột tròn làm trụ. Hành lang nối các tòa nhà trong Tứ viện nối với nhau ở bốn phía bao quanh sân trung tâm. Thiết kế mái nhô ra tạo bóng râm cũng như che chắn mưa gió.
Hành lang tứ hợp viện. Nguồn: Internet
Tứ hợp viện là kiểu không gian kiến trúc có thể đáp ứng được những yêu cầu về phong thủy của người Trung Quốc, thể hiện đầy đủ triết lý “trời tròn, đất vuông” trong văn hóa truyền thống. Các gian nhà đều có tường bao quanh, góc phía Đông Nam có một cửa mở ra với quan niệm tốt lành, mang may mắn đến cho gia chủ.
Tứ hợp viện trong thời hiện đại
Với những thay đổi của cấu trúc gia đình và quan niệm xã hội, các khu tứ hợp viện truyền thống đang đối mặt với thách thức vô cùng lớn, thậm chí một số khu còn được liệt vào danh sách di tích văn hóa cần được bảo vệ. Tuy nhiên, cũng có những khu tứ hợp viện lại bị phá bỏ.
Một kiến trúc tứ hợp viện hiện đại. Nguồn: Internet
May mắn rằng rất nhiều người trẻ hiện nay lại có niềm yêu thích và tôn trọng kiến trúc truyền thống. Chính vì vậy họ đã tôn tạo lại kiến trúc theo một phong cách hiện đại hơn và biến nó thành một không gian mới phù hợp với lối sống hiện nay, nhờ đó để giữ lại những quần thể tứ hợp viện có nguy cơ bị dỡ bỏ. Khi bước chân vào nơi này, ta có thể cảm nhận được nét quyến rũ đậm chất phương Đông trong không gian vừa cổ kính vừa hiện đại.