Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội cho biết, theo quy định tại Nghị định số 143/2018/NĐ-CP ngày 15.10.2018 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Bảo hiểm xã hội và Luật An toàn, vệ sinh lao động về bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam thì người lao động nước ngoài thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc khi có đủ các điều kiện sau đây:
Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội cho biết, theo quy định tại Nghị định số 143/2018/NĐ-CP ngày 15.10.2018 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Bảo hiểm xã hội và Luật An toàn, vệ sinh lao động về bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam thì người lao động nước ngoài thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc khi có đủ các điều kiện sau đây:
Theo quy định tại Thông tư 92/2015/TT-BTC thì cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán là cá nhân kinh doanh có phát sinh doanh thu từ kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc tất cả các lĩnh vực, ngành nghề sản xuất, kinh doanh (trừ một số trường hợp đặt biệt) mà có doanh thu từ 100 triệu đồng/năm trở lên thì phải nộp nộp thuế giá trị gia tăng (GTGT) và nộp thuế thu nhập cá nhân (TNCN) theo quy định của pháp luật.
Lĩnh vực, ngành nghề sản xuất, kinh doanh bao gồm cả một số trường hợp sau:
- Hành nghề độc lập trong những lĩnh vực, ngành nghề được cấp giấy phép hoặc chứng chỉ hành nghề theo quy định của pháp luật.
- Làm đại lý bán đúng giá đối với đại lý xổ số, đại lý bảo hiểm, bán hàng đa cấp của cá nhân trực tiếp ký hợp đồng với công ty xổ số kiến thiết, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp bán hàng đa cấp.
- Hợp tác kinh doanh với tổ chức.
- Sản xuất, kinh doanh nông nghiệp, lâm nghiệp, làm muối, nuôi trồng, đánh bắt thủy sản không đáp ứng điều kiện được miễn thuế
Mặt khác, theo quy định tại Phụ lục 01 ban hành kèm theo Thông tư 92/2015/TT-BTC thì cá nhân kinh doanh ngành nghề dịch vụ lưu trú gồm: Hoạt động cung cấp cơ sở lưu trú ngắn hạn cho khách du lịch, khách vãng lai khác; hoạt động cung cấp cơ sở lưu trú dài hạn cho sinh viên, công nhân và những đối tượng tương tự; hoạt động cung cấp cả cơ sở lưu trú, dịch vụ ăn uống và/hoặc các phương tiện giải trí phải chịu thuế GTGT và thuế TNCN theo quy định với mức thuế suất cụ thể như sau:
Lưu ý: Hoạt động lưu trú trên đây không bao gồm hoạt động cung cấp cơ sở lưu trú dài hạn được coi như cơ sở thường trú như cho thuê căn hộ hàng tháng hoặc hàng năm được phân loại trong ngành bất động sản theo quy định của pháp luật về Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam.
Như vậy: Căn cứ quy định được trích dẫn trên đây thì ngành nghề dịch vụ lưu trú trong đó bao gồm cho thuê nhà nghỉ thuộc ngành nghề phải chịu thuế GTGT và thuế TNCN.
Do đó: Trường hợp bạn là cá nhân kinh doanh có hoạt động kinh doanh cho thuê nhà nghỉ, mà có doanh thu từ 100 triệu đồng/năm trở lên thì phải nộp nộp thuế giá trị gia tăng (GTGT) và nộp thuế thu nhập cá nhân (TNCN) theo quy định.
Nên việc cán bộ đăng ký kinh doanh có thông tin cho bạn biết về việc nếu bạn có doanh thu từ cho thuê nhà nghỉ trên 100 triệu/năm thì bạn phải đóng thuế TNCN và thuế GTGT là phù hợp với quy định của pháp luật.
Trên đây là quan điểm tư vấn của chúng tôi đối với vấn đề mà bạn đang thắc mắc.
Căn cứ pháp lý: Hướng dẫn 01-HD/TW năm 2016; Quy định 29-QĐ/TW năm 2016
Thứ nhất, Công ty nước ngoài có hạn chế tuyển dụng người là Đảng viên?
Theo quy định của pháp luật hiện nay thì không cấm trường hợp đảng viên không được làm việc tại các công ty nước ngoài. Do đó, bạn không cần phải ra khỏi đảng thì mới có thể làm việc tại các công ty nước ngoài.
Vấn đề tuyển dụng nhân sự là Đảng viên thì pháp luật không có quy định điều chỉnh về trường hợp này. Đối với tiêu chí tuyển nhân sự do công ty đó ban hành và thống nhất. Bạn nên theo dõi quy chế tuyển dụng của các đơn vị, doanh nghiệp tuyển dụng đó xem thử mình có phù hợp hay không.
Thứ hai, về vấn đề xin ra khỏi đảng có được không?
Theo quy định tại mục 11.2 của Hướng dẫn 01-HD/TW năm 2016 về thi hành Điều lệ Đảng do Ban Chấp hành Trung ương ban hành:“11-2. Đảng viên xin ra khỏi Đảng
- Chỉ xem xét cho ra khỏi Đảng đối với những đảng viên chưa vi phạm về tư cách. Nếu vi phạm tư cách đảng viên thì phải xử lý kỷ luật về Đảng, sau đó mới xét cho ra khỏi Đảng.
- Đảng viên xin ra khỏi Đảng phải làm đơn, nói rõ lý do xin ra khỏi Đảng, báo cáo chi bộ.
- Chi bộ, đảng ủy bộ phận (nếu có), đảng ủy cơ sở xem xét, báo cáo cấp ủy có thẩm quyền xét, quyết định cho ra khỏi Đảng và làm thủ tục xóa tên trong danh sách đảng viên.
- Đảng ủy cơ sở được ủy quyền kết nạp đảng viên, khai trừ đảng viên thì ra quyết định xóa tên trong danh sách đảng viên.b) Đảng viên đã được cấp ủy có thẩm quyền quyết định cho ra khỏi Đảng, nếu có nhu cầu được cấp giấy xác nhận tuổi đảng thì cấp ủy có thẩm quyền xét, cấp “Giấy xác nhận tuổi đảng” cho những người đó."Như vậy, theo quy định chỉ xem xét cho ra khỏi Đảng đối với những đảng viên chưa vi phạm về tư cách. Trường hợp có vi phạm tư cách đảng viên thì phải xử lý kỷ luật về Đảng, sau đó mới xét cho ra khỏi Đảng. Trường hợp bạn muốn xin ra khỏi Đảng thì phải làm đơn xin ra khỏi Đảng. Pháp luật hiện nay không cấm đảng viên có nguyện vọng xin ra khỏi đảng.
Thứ ba, xin ra khỏi đảng thì sau này có được kết nạp lại đảng không?
Theo quy định tại Điểm 3.5.1 Khoản 3 Điều 4 Quy định 29-QĐ/TW năm 2016 thi hành Điều lệ Đảng do Ban Chấp hành Trung ương ban hành như sau:
3.5.2- Đối tượng không xem xét kết nạp lại.
Không xem xét, kết nạp lại những người trước đây ra khỏi Đảng vì lý do: Tự bỏ sinh hoạt đảng; làm đơn xin ra Đảng (trừ trường hợp vì lý do gia đình đặc biệt khó khăn); gây mất đoàn kết nội bộ nghiêm trọng; bị kết án vì tội tham nhũng; bị kết án về tội nghiêm trọng trở lên.
Như vậy, đối với trường hợp làm đơn xin ra khỏi Đảng thuộc đối tượng không xem xét kết nạp lại. Do đó trường hợp bạn đã làm đơn xin ra khỏi đảng và sau này có phấn đấu tốt thì bạn cũng không được xem xét kết nạp lại.
Thứ tư, xin ra khỏi đảng thì việc ra nước ngoài học tập hay kết hôn có bị ảnh hưởng gì không?
Như đã phân tích ở trên thì đảng viên khi được kết nạp đảng khi có nguyện vọng ra khỏi đảng thì đều có quyền xin ra, pháp luật không cấm đối với trường hợp này. Do đó, khi bạn xin ra khỏi đảng thì vấn đề ra nước ngoài học tập hay kết hôn sẽ không bị ảnh hưởng.
Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi đối với yêu cầu hỗ trợ của bạn.
Chúc bạn luôn dồi dào sức khỏe và thành công trong cuộc sống.
Nguyên tắc tính thuế là theo thứ tự gồm: Thuế tiêu thụ đặc biệt tính trước, đến thuế nhập khẩu và thuế VAT. Cách tính cụ thể như sau:
Tức là bạn cần phải nộp thuế giá trị gia tăng cho phần thuế nhập khẩu, các mặt hàng chịu thuế nhập khẩu cao thì sau khi tính thêm VAT nữa lại càng cao hơn. Còn giá trị hải quan của hàng nhập khẩu được hiểu là giá trị của hàng hóa tính đến cửa khẩu Việt Nam. Bao gồm có giá mua theo hóa đơn + chi phí vận chuyển quốc tế.
Nếu đơn hàng của bạn freeship thì giá trị hàng để tính hải quan là giá theo hóa đơn/ đặt hàng. Nhưng nếu đơn hàng của bạn không được miễn phí ship thì giá trị kê khai hải quan bằng giá trên hóa đơn của người bán cộng thêm phí vận chuyển.
Đây là loại thuế chỉ áp dụng với một số mặt hàng mà nhà nước hạn chế tiêu thụ như thuốc lá, bia rượu, xe ô tô…và một số mặt hàng như quần áo, trang sức, phụ kiện, điện tử, nước hoa sẽ không phải chịu thuế này. Và đa phần các mặt hàng bạn có nhu cầu mua không chịu loại thuế này.
Thuế này áp dụng đối với tất cả các mặt hàng, có các tỷ suất thuế là 0%, 5%, 10%. Hầu như các mặt hàng nhập khẩu đều là mặt hàng chịu thuế 10%, tương tự như các mặt hàng mà bạn tiêu dùng tại Việt Nam. Trong nước có khá ít sản phẩm, dịch vụ được ưu đãi thuế VAT. Thuế 0% hoặc 5% như dịch vụ, hàng hóa xuất khẩu thì thuế là 0%, các mặt hàng thiết yếu như điện, nước, lương thực thực phẩm thuế là 5%, còn lại là thuế 10%. Những mặt hàng như quần áo, giày dép, phụ kiện công nghệ, đồng hồ, nước hoa, mỹ phẩm… bạn đều phải chịu thuế 10% khi nhập hàng.
Đây chính là loại thuế phức tạp nhất khi bạn nhập hàng, mua hàng từ nước ngoài về Việt Nam. Thuế này có một bảng thuế nhập khẩu khá dài, mỗi mặt hàng có một mức thuế khác nhau. Thuế nhập khẩu cũng phân biệt nguồn gốc hàng, nhập hàng tại Mỹ sẽ có thuế khác với nhập hàng tại Đức, tại Canada, tại Nhật Bản…
Hàng Mỹ sẽ được tính theo biểu thuế nhập khẩu WTO mà Việt Nam gia nhập, còn hàng từ Trung Quốc hay Nhật Bản sẽ tính theo biểu thuế của hiệp định ASEAN – Trung Quốc hoặc ASEA – Nhật Bản có mức ưu đãi hơn so với biểu thuế WTO. Để nhớ hết biểu thuế nhập khẩu là điều không hề dễ dàng gì nên bạn cần tra bảng thuế nhập khẩu mỗi khi nhập hàng thì sẽ thuận tiện hơn.