Nhà Nước Khuyến Khích Khởi Nghiệp

Nhà Nước Khuyến Khích Khởi Nghiệp

Thủ tướng đánh giá, hệ sinh thái khởi nghiệp của Việt Nam chưa tương xứng với tiềm năng, vẫn còn khoảng cách so với một số nước trong khu vực và thế giới.

Thủ tướng đánh giá, hệ sinh thái khởi nghiệp của Việt Nam chưa tương xứng với tiềm năng, vẫn còn khoảng cách so với một số nước trong khu vực và thế giới.

lĩnh vực nhà nước khuyến khích đầu tư

Theo Khoản 1 Điều 4 Nghị định 63/2018/NĐ-CP quy định các lĩnh vực mà nhà nước khuyến khích đầu tư như sau:

- Nhà máy điện, đường dây tải điện;

- Hệ thống chiếu sáng công cộng; hệ thống cung cấp nước sạch; hệ thống thoát nước; hệ thống thu gom, xử lý nước thải, chất thải; công viên; nhà, sân bãi để ô tô, xe, máy móc, thiết bị; nghĩa trang;

- Trụ sở cơ quan nhà nước; nhà ở công vụ; nhà ở xã hội; nhà ở tái định cư;

- Y tế; giáo dục, đào tạo, dạy nghề; văn hóa; thể thao; du lịch; khoa học và công nghệ, khí tượng thủy văn; ứng dụng công nghệ thông tin;

- Hạ tầng thương mại; hạ tầng khu đô thị, khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu công nghệ thông tin tập trung; hạ tầng kỹ thuật công nghệ cao; cơ sở ươm tạo, cơ sở kỹ thuật, khu làm việc chung hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa;

- Nông nghiệp và phát triển nông thôn; dịch vụ phát triển liên kết sản xuất gắn với chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp;

- Các lĩnh vực khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

Trên đây là 08 lĩnh vực được nhà nước là khuyến khích đầu tư.

Những năm gần đây, hệ thống chính sách hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo nói chung và hỗ trợ tài chính cho khởi nghiệp đổi mới sáng tạo nói riêng của nước ta được tập trung xây dựng và hoàn thiện.

Đảng và Nhà nước đã sớm ban hành hành lang pháp lý về chính sách ưu đãi, hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo nhằm thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Cụ thể như: Nghị quyết 35/NQ-CP về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020; Nghị quyết số 05-NQ/TW của Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về một số chủ trương, chính sách lớn nhằm tiếp tục đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động, sức cạnh tranh của nền kinh tế; Quyết định số 84/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025”; Quyết định 939/QĐ-TTg phê duyệt Đề án Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2017-2025; Quyết định số 1665/QĐ-TTg phê duyệt Đề án Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025; Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa nă 2017; Luật chuyển giao công nghệ năm 2017…Đây là tiền đề quan trọng để xây dựng hoạt động xúc tiến phát triển ý tưởng, nghiên cứu đổi mới sáng tạo cho đất nước đến năm 2025.

Đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, tùy từng thời kỳ và điều kiện thực tế tại từng địa phương, doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo cũng được hưởng các chính sách hỗ trợ tài chính bao gồm: ưu đãi thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp; ưu đãi về miễn, giảm tiền thuế thu nhập doanh nghiệp…

Theo ThS. Nguyễn Lê Phương Hoài (Viện Thông tin Khoa học xã hội), về cơ bản, hệ thống quy định và chính sách hỗ trợ hoạt động khởi nghiệp đang dần được hoàn thiện. Về định mức hỗ trợ cho các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo đã được quy định khá rõ. Tuy nhiên, đến nay, pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp vẫn chưa cụ thể hóa quy định nên lợi ích từ việc thực tế vẫn chưa có thể mang lại trong việc thúc đẩy cho các nhà đầu tư cho doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Bên cạnh đó, quy định đang áp dụng miễn, giảm đối với thuế thu nhập doanh nghiệp không đề cập đến việc miễn giảm thuế thu nhập cá nhân cho các nhà đầu tư tư cá nhân. Do vậy chưa khuyến khích được các nhà đầu tư cá nhân cho việc đầu tư, phát triển doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.

ThS. Nguyễn Lê Phương Hoài cũng khuyến nghị, Việt Nam cần phân tích và đánh giá đúng thực trạng triển khai hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, làm rõ các đặc trưng, các lĩnh vực mà khởi nghiệp đổi mới sáng tạo có nhiều khả năng thành công, trình độ cũng như mức độ áp dụng công nghệ trong các lĩnh vực đó. Cụ thể hóa các chủ trương xây dựng quốc gia khởi nghiệp. Điểm cần chú ý là các chính sách ưu đãi không chỉ dành riêng cho doanh nghiệp khởi nghiệp mà còn bao gồm cả nhà đầu tư bỏ vốn vào quỹ đầu tư khi họ rót vốn cũng như thoái vốn. Cần xây dựng một chương trình hỗ trợ vốn bằng cách tài trợ không hoàn lại, cho vay ưu đãi không phải thế chấp tài sản khi thực hiện các dự án hỗ trợ khởi nghiệp. Ưu đãi thuế với mức ưu đãi cao hơn (thuế suất thấp hơn) so với các doanh nghiệp thông thường do tính chất rủi ro cao của khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Miễn thuế thu nhập tập trung trong giai đoạn đầu hoạt động, sau đó giảm thuế cho các khoản thu nhập có được từ đầu tư cho khởi nghiệp hoặc từ chuyển nhượng vốn cho các nhà đầu tư khác. Cho phép các doanh nghiệp đổi mới sáng tạo được chuyển lỗ từ lần khởi nghiệp thất bại sang lần khởi nghiệp thành công với thời hạn dài hơn thay vì 5 năm như quy định hiện hành. Cho phép nhà đầu tư được bù trừ các khoản lỗ khi đầu tư cho khởi nghiệp đổi mới sáng tạo vào các khoản lãi của các dự án đầu tư khác.

Bên cạnh đó, Nhà nước cần tiếp tục đầu tư xây dựng các vườn ươm khởi nghiệp; tiếp tục cho phép và hỗ trợ các doanh nghiệp; tiếp tục cho phép và hỗ trợ các doanh nghiệp, các tổ chức tư nhân tạo lập các vườn ươm khởi nghiệp, các khu làm việc chung, các phòng thí nghiệm chung miễn phí cho các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Để mô hình vườn ươm phát huy hiệu quả hơn nữa, xem xét gia tăng các ưu đãi như hỗ trợ cơ sở hạ tầng vườn ươm trong giai đoạn đầu hình thành và sau đó thực hiện theo cơ chế tự chủ. Ngoài ra cần cơ chế, chính sách để khuyến khích việc hình thành các vườn ươm tư nhân, vừa kêu gọi vốn trong cộng đồng hỗ trợ sự phát triển đổi mới sáng tạo, vừa giảm gánh nặng ngân sách và áp lực quản lý cho cơ quan nhà nước.