Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành và được nhà nước đảm bảo thực hiện bằng quyền lực nhà nước.
Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành và được nhà nước đảm bảo thực hiện bằng quyền lực nhà nước.
Thực hiện văn bản số 315/TTĐT-NHCS ngày 28/6/2021 của Trung tâm Đào tạo v/v bố trí học viên về học việc thực tế tại cơ sở
Người vay vốn sẽ được nhận tiền trực tiếp (Một số chương trình đặc thù sẽ giải ngân cho bên thụ hưởng theo yêu cầu của người vay).
Chính sách xã hội là bộ phận cấu thành chính sách chung của Đảng, Nhà nước trong việc giải quyết và quản lý các vấn đề xã hội bên cạnh các vấn đề chính trị, kinh tế. Chính sách xã hội bao trùm mọi mặt đời sống của người dân; được cụ thể hóa theo chủ trương, đường lối của Đảng và được đặt trong khuôn khổ hiến pháp, pháp luật của Nhà nước.
Cùng với quá trình phát triển đất nước, Đảng, Nhà nước ta nhận thức ngày càng cụ thể, đầy đủ hơn tầm quan trọng, mục tiêu và nội dung của việc giải quyết các vấn đề xã hội; khẳng định mục tiêu chính sách xã hội là nhằm xây dựng và phát triển con người, đem lại cuộc sống hạnh phúc cho con người, góp phần lành mạnh hóa xã hội và phát triển bền vững đất nước. Chính vì vậy trong nhiều năm qua, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm xây dựng và tổ chức thực hiện các chính sách xã hội; coi đây vừa là mục tiêu, vừa là động lực để phát triển bền vững, ổn định chính trị - xã hội, thể hiện bản chất tốt đẹp của chế độ ta.
Hệ thống chính sách, pháp luật về lĩnh vực xã hội không ngừng được hoàn thiện; nguồn lực đầu tư phát triển các lĩnh vực xã hội ngày càng lớn, được tăng cường đầu tư từ ngân sách nhà nước và các nguồn lực xã hội khác; phát huy được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân thực hiện chính sách xã hội, chăm lo cho con người, tạo động lực xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Các lĩnh vực xã hội đạt được nhiều thành tựu quan trọng, nhất là giảm nghèo, tạo việc làm, ưu đãi người có công, giáo dục và đào tạo, y tế, trợ giúp người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, công tác gia đình và bình đẳng giới. Ðời sống vật chất và tinh thần của người có công, người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số được cải thiện, góp phần củng cố lòng tin của nhân dân và sự ổn định chính trị - xã hội. Những kết quả nổi bật trong thực hiện chính sách xã hội ở Việt Nam đã khẳng định chủ trương đúng đắn của Đảng trong thực hiện chiến lược kép: phát triển kinh tế gắn với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội thông qua các chính sách bao trùm mọi mặt của đời sống xã hội.
Với kết cấu 3 chương, cuốn sách Chính sách xã hội ở Việt Nam do TS. Hồ Sỹ Ngọc làm chủ biên, góp phần giúp bạn đọc có thêm những thông tin về vấn đề Chính sách xã hội ở Việt Nam. Thông qua việc đưa ra cơ sở lý thuyết và nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về chính sách xã hội, phân tích thực trạng chính sách xã hội của Việt Nam qua gần 40 năm đổi mới, cuốn sách đề xuất các quan điểm, định hướng và giải pháp về chính sách xã hội, tầm nhìn đến năm 2030.
1. Nhà nước thực hiện chính sách cho vay đối với hộ cận nghèo nhằm mục đích gì?
Điều 1: Quyết định số 15/2013/QĐ-TTg quy định: NHCSXH thực hiện cho vay hộ cận nghèo đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ sản xuất, kinh doanh nhằm góp phần thực hiện chính sách an sinh xã hội, giảm nghèo bền vững.
Chuẩn hộ nghèo do Thủ tướng Chính phủ quy định trong từng thời kỳ.
Điều 1: Quyết định số 09/2011/QĐ-TTg ngày 30/01/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011 - 2015 quy định:
- Hộ cận nghèo ở nông thôn là hộ có mức thu nhập bình quân từ 401.000 đồng đến 520.000 đồng/ người/tháng.
- Hộ cận nghèo ở thành thị là hộ có mức thu nhập bình quân từ 501.000 đồng đến 650.000 đồng/ người/tháng.
3. Mức cho vay đối với hộ cận nghèo được quy định như thế nào?
Theo quy định tại Điều 2 Quyết định số 15/2013/QĐ-TTg, mức cho vay đối với hộ cận nghèo do NHCSXH và hộ cận nghèo thỏa thuận nhưng không vượt quá mức cho vay tối đa phục vụ sản xuất kinh doanh áp dụng đối với hộ nghèo trong từng thời kỳ.
4. Lãi suất cho vay và thời hạn cho vay đối với hộ cận nghèo được quy định như thế nào?
Theo Điều 3, Điều 4 Quyết định số 15/2013/QĐ-TTg, lãi suất cho vay đối với hộ cận nghèo được quy định như sau:
- Lãi suất cho vay bằng 130% lãi suất cho vay đối với hộ nghèo quy định trong từng thời kỳ.
- Lãi suất nợ quá hạn bằng 130% lãi suất cho vay.
- Thời hạn cho vay do NHCSXH và hộ cận nghèo vay vốn thỏa thuận phù hợp với chu kỳ sản xuất, kinh doanh và khả năng trả nợ của khách hàng.
5. Xin cho biết điều kiện, hồ sơ và thủ tục cho vay đối với hộ cận nghèo?
Theo quy định tại Điều 5 Quyết định số 15/2013/QĐ-TTg, điều kiện, hồ sơ, thủ tục và quy trình cho vay đối với hộ cận nghèo được thực hiện như đối với cho vay hộ nghèo, cụ thể như sau:
- Người vay cư trú hợp pháp tại địa phương;
- Có tên trong danh sách hộ nghèo được UBND cấp xã quyết định theo chuẩn hộ cận nghèo;
- Được Tổ tiết kiệm và vay vốn bình xét, lập thành danh sách có xác nhận của UBND cấp xã.
Giấy đề nghị vay vốn kiêm phương án sử dụng vốn vay (mẫu số 01/TD) (bản chính).
- Người vay tự nguyện gia nhập Tổ tiết kiệm và vay vốn tại nơi sinh sống.
- Người vay viết giấy đề nghị vay vốn kiêm phương án sử dụng vốn vay mẫu số 01/TD) gửi Tổ trưởng Tổ tiết kiệm và vay vốn.
- Tổ tiết kiệm và vay vốn nhận giấy đề nghị vay vốn kiêm phương án sử dụng vốn vay (mẫu số 01/TD) của tổ viên, tiến hành tổ chức họp tổ để bình xét cho vay, kiểm tra các yếu tố trên giấy đề nghị vay vốn, đối chiếu với đối tượng xin vay đúng với chính sách vay vốn của Chính phủ. Nếu hồ sơ vay vốn chưa đúng thì hướng dẫn người vay làm lại. Sau đó lập danh sách hộ gia đình đề nghị vay vốn (mẫu số 03/TD) kèm giấy đề nghị vay vốn kiêm phương án sử dụng vốn vay (mẫu số 01/TD) của các tổ viên trình UBND cấp xã.
- UBND cấp xã xác nhận các hộ xin vay đúng là những hộ thuộc diện nghèo theo quy định và hiện đang cư trú hợp pháp tại xã trên danh sách hộ gia đình đề nghị vay vốn NHCSXH (mẫu 03/TD).
- Sau khi có xác nhận của UBND cấp xã, Tổ tiết kiệm và vay vốn có trách nhiệm gửi bộ hồ sơ xin vay tới NHCSXH cấp huyện để làm thủ tục phê duyệt cho vay.
- NHCSXH nhận bộ hồ sơ vay vốn tiến hành xem xét, phê duyệt cho vay.
- Sau khi phê duyệt, NHCSXH gửi thông báo kết quả phê duyệt cho vay (mẫu số 04/ TD) tới UBND cấp xã.
- UBND cấp xã thông báo đến tổ chức hội, đoàn thể nhận ủy thác cấp xã để thông báo tới Tổ tiết kiệm và vay vốn và Tổ tiết kiệm và vay vốn thông báo đến người vay.