Tại họp báo, bà Nguyễn Thị Hương đã công bố những chỉ tiêu chủ yếu về tình hình kinh tế - xã hội của Việt Nam trong quý IV và năm 2023.
Tại họp báo, bà Nguyễn Thị Hương đã công bố những chỉ tiêu chủ yếu về tình hình kinh tế - xã hội của Việt Nam trong quý IV và năm 2023.
Sự suy giảm tăng trưởng dự kiến ở các nền kinh tế phát triển sẽ rất lớn, đi từ mức tăng trưởng 2,6% vào năm 2022 xuống còn 1,5% vào năm 2023 và tiếp tục giảm xuống 1,4% vào năm 2024. Sự suy giảm này chủ yếu là do các biện pháp siết chặt chính sách tiền tệ lẫn tài khóa nhằm kiểm soát lạm phát, cùng các tác động từ cuộc chiến ở Ukraine.
Khu vực đồng tiền Euro có sự suy giảm rõ rệt hơn, với tốc độ tăng trưởng giảm từ 3,3% năm 2022 xuống chỉ còn 0,7% năm 2023, do tác động từ cuộc chiến ở Ukraine. Hoạt động kinh tế ở Liên minh châu Âu (EU) đã rất chậm trong nửa đầu năm 2023, GDP thực tế của EU đã tăng 0,2% trong quý thứ nhất và vẫn giữ nguyên trong quý thứ hai. Trong khu vực đồng tiền Euro, tăng trưởng trong cả hai quý chỉ đạt 0,1% (theo Gentiloni, Ủy viên Ủy ban châu Âu).
Sự trì trệ của tiêu dùng cá nhân cho thấy giá tiêu dùng cao đối với hầu hết hàng hóa và dịch vụ đã gây ảnh hưởng nặng hơn so với dự kiến, mặc dù giá năng lượng giảm và việc mở rộng tiếp tục của việc làm và tăng lương. Ngoài ra, việc chậm rãi cung cấp tín dụng ngân hàng cho thấy chính sách tiền tệ đang góp phần làm giảm tốc độ tăng trưởng nền kinh tế toàn cầu.
Tính đến hết quý 1/2023, nợ công tại khu vực Eurozone đã giảm 2,3% so với quý 2/2023, từ 86% xuống còn 83,7%. Đây có thể coi là một bước tiến chung của khu vực sau hơn một năm cố gắng giảm thiểu tác động tiêu cực từ cuộc chiến tại Ukraine.
Nhờ sự giảm mạnh nhanh chóng của giá năng lượng, thực phẩm và hàng công nghiệp, tỷ lệ lạm phát toàn khu vực đồng Euro đã giảm xuống còn 5,3% vào tháng 7/2023, bằng một nửa so với mức đỉnh ghi nhận vào tháng 10/2022 và vẫn duy trì ổn định trong các tháng cuối năm. Dự kiến lạm phát sẽ tiếp tục giảm mạnh, đạt trung bình 5,6% vào năm 2023 và giảm xuống còn 2,9% vào năm 2024 ở khu vực đồng Euro. Trong Liên minh châu Âu, lạm phát có thể sẽ giảm xuống 6,5% năm 2023 và 3,2% năm 2024.
Ở Đức, GDP trong nửa đầu năm 2023 đã yếu đáng kể hơn so với những dự kiến trước đây. Sự suy giảm về mức lương thực tế đã gây áp lực lên tiêu dùng tại Đức, trong khi nhu cầu thế giới giảm đã dẫn đến sự suy giảm xuất khẩu hàng hóa. Nền kinh tế Đức dự kiến sẽ giảm 0,5% năm 2023, một sự đảo ngược mạnh so với mức tăng trưởng dự kiến 0,2% hồi đầu năm. Trong năm 2024, GDP thực tế của Đức dự kiến sẽ phục hồi với tốc độ tăng trưởng là 1%, chủ yếu nhờ sự phục hồi về tiêu dùng.
Ở Pháp, hoạt động kinh tế đã phục hồi mạnh mẽ trong quý II/2023, chủ yếu nhờ xuất khẩu ròng. Tuy nhiên, nhu cầu nội địa hồi phục vẫn rất chậm. Dự kiến tăng trưởng kinh tế của Pháp có thể đạt 1,0% vào năm 2023 và 1,2% vào năm 2024. Đây là mức tăng so với dự báo đầu năm của Ủy ban châu Âu rằng nước này có thể về tăng trưởng 0,7% vào năm 2023 và 1,4% vào năm 2024...
Các nền kinh tế phát triển tiên tiến khác như Nhật Bản và Anh cũng sẽ trải qua sự suy giảm tốc độ tăng trưởng chậm hơn
Các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển có thể chứng kiến mức suy giảm tăng trưởng tương đối thấp, từ 4,1% năm 2022 sẽ xuống còn 4,0% vào cả hai năm 2023 và 2024. Tuy nhiên, có sự chênh lệch lớn ở các khu vực, tốc độ tăng trưởng của khu vực các nước mới nổi tại châu Á sẽ tăng từ 4,5% năm 2022 lên 5,2% năm 2023 trước khi giảm xuống và còn 4,8% vào năm 2024, chủ yếu nhờ vào sức tăng trưởng từ Ấn Độ.
Các nước mới nổi tại châu Âu dự kiến sẽ thấy tốc độ tăng trưởng tăng từ 0,8% năm 2022 lên 2,4% năm 2023 và 2,2% năm 2024, nhờ vào nhu cầu tiêu dùng nội địa tăng trưởng mạnh mẽ ở một số nước.
Trung Đông và Trung Á sẽ thấy một sự suy giảm đột ngột tốc độ tăng trưởng từ 5,6% năm 2022 xuống còn 2,0% năm 2023 trước khi tăng lên 3,4% năm 2024, chủ yếu do giá dầu yếu giảm gây tác động tiêu cực đối với một số quốc gia.
Dù vậy, các số liệu trong báo cáo kinh tế Đức năm 2024 đều vẽ nên một bức tranh u ám. Doanh thu bán lẻ, xuất khẩu và sản lượng công nghiệp đều giảm. Các hộ gia đình ở nước này chịu ảnh hưởng bởi sự leo thang chóng mặt của chi phí sinh hoạt, trong khi ngành sản xuất đương đầu với sức ép từ chi phí năng lượng gia tăng, nhu cầu toàn cầu suy yếu, và chi phí vay vốn ngày càng cao.
Tiêu dùng của hộ gia đình ở Đức giảm 0,8% trong năm ngoái, về mức thấp hơn 1,5% so với mức trước đại dịch - theo Destatis. Giá trị gia tăng của sản xuất công nghiệp, không bao gồm xây dựng, giảm 2%. Chi tiêu của chính phủ giảm 1,7% do các biện pháp kích cầu liên quan tới đại dịch Covid-19 kết thúc.
Theo dự báo của Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), kinh tế Đức sẽ đạt tốc độ tăng trưởng 0,6% trong năm 2024, và đây vẫn là một trong số những mức tăng yếu nhất của các nền kinh tế lớn trên thế giới. Nhiều nhà phân tích đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Đức sau khi Chính phủ nước này cắt giảm kế hoạch chi tiêu công để lấp đầy khoảng thâm hụt ngân sách 60 tỷ euro.
“Áp lực suy thoái vốn đã kéo dài từ cuối năm 2022 sẽ tiếp tục trong năm nay”, nhà kinh tế Andrew Kenningham của công ty nghiên cứu và tư vấn kinh tế Capital Economics nhận định. Vị chuyên gia này dự báo kinh tế Đức tăng trưởng 0% trong năm 2024.
Tuy nhiên, giới kinh tế học kỳ vọng tiêu dùng sẽ khởi sắc ở Đức trong năm nay nhờ sự phục hồi sức mua của các hộ gia đình, khi tiền lương tiếp tục tăng trưởng mạnh và lạm phát giảm tốc.
Lạm phát ở Đức đã giảm từ mức hơn 11% vào cuối năm 2022 về mức 2,3% vào tháng 11/2023. Tuy nhiên, giá cả ở nước này vẫn đang cao hơ so với mức trước đại dịch. Trong tháng 12/2023, lạm phát ở Đức tăng lên mức 3,8% sau khi Chính phủ dỡ bỏ chính sách trợ cấp giá năng lượng.
“Dù lạm phát đã chậm lại gần đây, giá cả vẫn đang cao hơn ở tất cả các giai đoạn trong quy trình kinh tế và đặt ra trở ngại đối với tăng trưởng kinh tế”, bà Brand nói.
Để chống lạm phát, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đã nâng lãi suất lên mức cao kỷ lục 4%, dẫn tới lãi suất cho vay trong nền kinh tế Đức tăng lên mức cao nhất trong 1 thập kỷ. Lãi suất cao gây tê liệt nhu cầu của lĩnh vực công nghiệp và khiến giá nhà ở Đức giảm 10%.
“Điều kiện tài chính không thuận lợi do lãi suất tăng cao, nhu cầu trong nước yếu và nhu cầu ở thị trường bên ngoài cũng yếu. Tất cả đều gây sức ép lên tăng trưởng kinh tế”, bà Brand nhấn mạnh.’
Có một sự khởi sắc nhẹ trong dữ liệu xuất khẩu tháng 11 của khu vực eurozone, với kim ngạch xuất khẩu toàn khối tăng 1% so với tháng trước và nhập khẩu giảm 0,6%. Tuy nhiên, so với cùng kỳ năm trước, xuất khẩu của eurozone vẫn giảm 4,7% và nhập khẩu giảm 16,7%, phản ánh giá năng lượng và thực phẩm nhập khẩu đi xuống.
Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê Nguyễn Thị Hương
Kim ngạch xuất nhập khẩu giảm lần đầu tiên trong 12 năm
Theo công bố của Tổng cục Thống kê, trong tháng 12, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa ước đạt 63,54 tỷ USD, tăng 4,7% so với tháng trước và tăng 12,7% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung cả năm 2023, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa ước đạt 683 tỷ USD, giảm 6,6% (so với năm trước), trong đó xuất khẩu giảm 4,4%; nhập khẩu giảm 8,9%.
Cả quý IV/2023, kim ngạch xuất khẩu ước đạt 96,5 tỷ USD, tăng 8,8% so với cùng kỳ năm trước và tăng 3,2% so với quý III/2023. Tính chung cả năm 2023, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước đạt 355,5 tỷ USD, giảm 4,4%. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 95,55 tỷ USD, giảm 0,3%, chiếm 26,9%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 259,95 tỷ USD, giảm 5,8%, chiếm 73,1%.
Năm 2023, có 35 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 93,6% tổng kim ngạch xuất khẩu (có 7 mặt hàng xuất khẩu trên 10 tỷ USD, chiếm 66%). Về cơ cấu nhóm hàng xuất khẩu năm 2023, nhóm hàng nhiên liệu và khoáng sản ước đạt 4,61 tỷ USD, chiếm 1,3%; nhóm hàng công nghiệp chế biến ước đạt 313,73 tỷ USD, chiếm 88,3%; nhóm hàng nông sản, lâm sản ước đạt 28,15 tỷ USD, chiếm 7,9%; nhóm hàng thủy sản ước đạt 9,01 tỷ USD, chiếm 2,5%.
Trong quý IV/2023, kim ngạch nhập khẩu ước đạt 90,2 tỷ USD, tăng 8% so với cùng kỳ năm trước và tăng 6,3% so với quý III năm 2023. Tính chung cả năm 2023, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa ước đạt 327,5 tỷ USD, giảm 8,9%, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 117,29 tỷ USD, giảm 7,2%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 210,21 tỷ USD, giảm 9,8%.
Trong năm 2023 có 44 mặt hàng nhập khẩu đạt trị giá trên 1 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 92,4% tổng kim ngạch nhập khẩu (có 4 mặt hàng nhập khẩu trên 10 tỷ USD, chiếm 46,8%).
Tính chung cả năm 2023, cán cân thương mại hàng hóa ước tính xuất siêu 28 tỷ USD (năm trước xuất siêu 12,1 tỷ USD). Trong đó, khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 21,74 tỷ USD; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) xuất siêu 49,74 tỷ USD. "Mức xuất siêu này đóng góp tích cực cho tăng trưởng kinh tế của Việt Nam, đóng góp 1,6 điểm phần trăm vào tăng trưởng chung của nền kinh tế" - bà Nguyễn Thị Hương - Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê cho hay.
Tạo đà cho xuất khẩu phục hồi trong năm 2024
Bình luận về con số xuất siêu tăng mạnh lên 28 tỷ USD trong khi tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá giảm 6,6%, ông Nguyễn Việt Phong - Vụ trưởng Vụ Thống kê thương mại và dịch vụ (Tổng cục Thống kê), cho biết đây là lần đầu tiên trong giai đoạn 2012-2023, tăng trưởng kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2023 của Việt Nam sụt giảm, thực trạng này đã thể hiện rõ khó khăn chung của kinh tế thế giới do nhu cầu sụt giảm.
Con số xuất siêu hàng hoá 28 tỷ USD thực chất cũng ra do tăng trưởng nhập khẩu thấp hơn tăng trưởng xuất khẩu (-8,9% so với -4,4%). Điều đó cho thấy, các doanh nghiệp sản xuất trong nước phục vụ cho xuất khẩu cũng chịu tác động tiêu cực do thiếu hụt đơn hàng nên không nhập khẩu nguyên vật liệu đầu vào phục vụ cho sản xuất.
Tuy nhiên trong bức tranh xuất nhập khẩu hàng hoá cuối năm, Việt Nam vẫn có một số điểm tích cực hơn so với đầu năm về cả xuất khẩu và nhập khẩu. Cụ thể, về xuất khẩu, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa cả năm 2023 ước đạt 355,5 tỷ USD, tuy vẫn giảm 4,4%, nhưng đã có một số điểm tích cực.
Thứ nhất, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu đã có tín hiệu khả quan trong 3 tháng gần đây khi tháng 10 tăng 5,7%; tháng 11 tăng 6,9% và tháng 12 tăng 13,1% (so với cùng kỳ). Trong đó, khu vực kinh tế trong nước có tín hiệu phục hồi mạnh mẽ hơn với tháng 10 tăng 17,9%; tháng 11 tăng 15,4% và tháng 12 tăng 18,5%.
Thứ hai, xuất khẩu của một số mặt hàng nông sản mà Việt Nam có lợi thế so sánh vẫn đạt khá như rau quả đạt 5,6 tỷ USD, tăng 65,9%; hạt điều đạt 3,6 tỷ USD, tăng 17,6%; gạo đạt 4,8 tỷ USD, tăng 39,4% (riêng tháng 12 tăng 117,7%); cà phê đạt 4,2 tỷ USD, tăng 3,1% (tháng 12 tăng 26,4%).
Thứ ba, xuất khẩu một số mặt hàng chủ lực trong tháng 12 cũng tăng trưởng dương như: điện tử, máy tính và linh kiện tăng 19,2%; máy ảnh, máy quay phim và linh kiện tăng 78,3%; điện thoại các loại và linh kiện tăng 51,5%; máy móc, thiết bị… khác tăng 4,7%. Riêng 4 mặt hàng chủ lực này đã chiếm tới 45% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam.
Về nhập khẩu, tín hiệu tích cực cũng đến từ nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam khi tốc độ tăng trưởng của 3 tháng trong quý IV đạt tăng trưởng dương ở cả khu vực trong nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, sau 3 quý liên tiếp giảm sâu và đạt cao nhất vào tháng 12.
Tổng kim ngạch nhập khẩu ước đạt 327,5 tỷ USD, tuy vẫn giảm 8,9% (so với cùng kỳ), nhưng tháng 12 đã tăng 12,3%. Trong đó khu vực trong nước tăng 7,6%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 15,1%.
Một số nhóm nguyên nhiên vật liệu phục vụ cho sản xuất cũng có tín hiệu tăng trưởng khá tốt trong tháng 12 như: sợi dệt tăng 24%; vải tăng 16,5%; nguyên phụ liệu dệt, may, giày dép tăng 33,6%. Đặc biệt là nhóm hàng điện tử, máy tính và linh kiện đạt 8,4 tỷ USD và tăng 45,6% so với tháng 12 năm 2022; Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác đạt 3,8 tỷ USD trong tháng 12 và tăng 7,6%.
“Từ những tín hiệu tích cực của xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa như trên, có thể kỳ vọng nhu cầu thế giới đang có dấu hiệu hồi phục, doanh nghiệp Việt Nam bắt đầu có xu hướng nhập khẩu nhiều hơn, từ đó tạo đà cho xuất khẩu của Việt Nam đạt tăng trưởng khá trong đầu năm 2024” - ông Nguyễn Việt Phong nhận định.