Nguyễn Kiều Liên tốt nghiệp Đại học Adelaide (Australia) loại giỏi, giành học bổng Bill Gates tại Cambridge và bảo vệ thành công luận án tiến sĩ tại đó, trở thành nữ tiến sĩ trẻ nhất Việt Nam hiện nay.
Nguyễn Kiều Liên tốt nghiệp Đại học Adelaide (Australia) loại giỏi, giành học bổng Bill Gates tại Cambridge và bảo vệ thành công luận án tiến sĩ tại đó, trở thành nữ tiến sĩ trẻ nhất Việt Nam hiện nay.
Một cán bộ từng làm việc tại Bộ GD-ĐT cho biết với quy định mới trong dự thảo, bằng cấp theo hình thức đào tạo từ xa trước không được công nhận thì nay lại được công nhận. Như vậy, nếu dự thảo được thông qua, các trường hợp học đại học Bulacan, Tarlac (Philippines) và nhiều chương trình thạc sĩ, tiến sĩ trực tuyến hoàn toàn của đại học Pháp, Thụy Sĩ, Mỹ mà báo Tuổi Trẻ đã phản ánh (không được công nhận) nay sẽ được công nhận.
Ông Lê Trường Tùng, chủ tịch hội đồng trường Trường ĐH FPT, cho rằng công nhận văn bằng hay không là quyền cá nhân và cũng không cần thiết phải thực hiện công nhận văn bằng.
"Bằng tiến sĩ Harvard liệu có cần phải công nhận không? Mà dù được công nhận đi chăng nữa, nếu giảng dạy không tốt thì cũng không thể sử dụng được. Do đó, công nhận văn bằng chỉ nên xem là một tiêu chí tuyển dụng nếu cần. Công nhận có nghĩa để đảm bảo chất lượng nhưng ở khía cạnh nào đó đang bị băm nhỏ xem xét gây bức xúc, là cơ sở để tố cáo lẫn nhau.
Chúng ta lo ngại bằng tiến sĩ ngắn ngày nhưng liệu bằng tiến sĩ của ta có tốt hơn không, bằng tiến sĩ của ta có được nước ngoài công nhận không? Do vậy ở góc độ trường đại học, chúng tôi không đặt vấn đề công nhận văn bằng và cũng không có nhu cầu bộ công nhận văn bằng tiến sĩ nước ngoài" - ông Tùng bày tỏ quan điểm.
Cũng theo ông Tùng, cần phải xem mục tiêu công nhận văn bằng là gì. Đó không phải công nhận bằng thật - giả mà là có đáp ứng được các yêu cầu thủ tục hay không. Ở khía cạnh trường đại học, họ có thể biết trường cấp bằng chất lượng thế nào. Chất lượng không phải có được bộ công nhận hay không.
Năm 2012, tốt nghiệp đại học, Thương chính thức trở thành bác sĩ đa khoa với niềm hạnh phúc được đi trên con đường ước mơ của mình.
Thi đậu bác sĩ nội trú, Thương may mắn được thụ hưởng chính sách trọng dụng nhân tài trong xây dựng, phát triển Thủ đô, có cơ hội được tuyển đặc cách về làm việc cho các bệnh viện thuộc quản lý của Sở Y tế Hà Nội. “Sau khi tìm hiểu, tôi quyết định chọn làm việc tại Bệnh viện Sản Hà Nội vì môi trường làm việc năng động và lãnh đạo bệnh viện giỏi. Từ đó đến nay, tôi chưa một lần hối hận về lựa chọn của mình. Công việc ở đây khiến tôi ngày càng gắn bó, say mê hơn với ngành, mang lại cho tôi rất nhiều hạnh phúc” – Thương thổ lộ.
12 năm làm việc và cống hiến tại Bệnh viện Sản Hà Nội, Thương luôn nghiêm túc, hết mình, nỗ lực học hỏi để trau dồi chuyên môn. Cùng các đồng nghiệp, Thương đã tham gia nhiều công trình nghiên cứu khoa học, báo cáo tại nhiều hội nghị chuyên ngành trong nước và quốc tế. Dù là bác sĩ trẻ nhưng Thương đã có 10 bài báo được đăng ở các tạp chí chuyên ngành quốc tế, 26 bài báo đăng ở các tạp chí trong nước. Bên cạnh đó, Thương còn là giảng viên thỉnh giảng của Trường Đại học Y Hà Nội, Đại học Y dược Quốc gia, Đại học Y Dược – Đại học Thái Nguyên, hướng dẫn sinh viên và học viên sau đại học hoàn thành luận văn tốt nghiệp, tham gia biên soạn giáo trình… Với khả năng ngoại ngữ của mình, Thương còn tích cực tham gia vào các hoạt động đón tiếp, trao đổi chuyên môn, dịch thuật chuyên ngành với các đoàn chuyên gia nước ngoài đến từ tổ chức Newborns, Viện Karolinska (Thụy Điển), Bệnh viện Necker, Paris…
Bộ GD-ĐT ngày 27-12 cho biết Hội đồng Giáo sư nhà nước (HĐGSNN) đã ký Quyết định số 66/QĐ-HĐGSNN công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS đối với 339 nhà giáo. Theo đó, năm 2020 có 39 nhà giáo được công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh Giáo sư (GS) và 300 nhà giáo đạt tiêu chuẩn chức danh Phó giáo sư (PGS).
Tiến sĩ Đại học Harvard trở thành GS trẻ nhất năm 2020
GS Lê Anh Vinh, phụ trách Viện Khoa học giáo dục Việt Nam, tiến sĩ Đại học Harvard, trở thành GS trẻ nhất năm 2020.
GS Lê Anh Vinh sinh năm 1983, là cựu học sinh chuyên toán Trường THPT Chuyên Khoa học Tự nhiên, từng giành Huy chương Bạc Olympic Toán quốc tế (IMO) năm 2001. Năm 2010, GS Vinh nhận bằng Tiến sĩ của ĐH Harvard (Mỹ). Năm 2013, ông là người trẻ nhất Việt Nam được công nhận chức danh PGS khi 30 tuổi. Năm 2017, ông Lê Anh Vinh được bổ nhiệm Phó Viện trưởng Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam (trực thuộc Bộ GD-ĐT). Từ 1-11-2020, ông được giao nhiệm vụ phụ trách Viện Khoa học giáo dục Việt Nam.
Bốn PGS trẻ nhất năm nay (cùng 33 tuổi) là PGS Phạm Chiến Thắng (Trường ĐH Khoa học tự nhiên, ĐH Quốc gia Hà Nội), ngành Hoá học - Công nghệ thực phẩm; PGS Võ Hoàng Hưng, PGS Lê Minh Triết (ĐH Sài Gòn) - ngành Toán học và PGS Trần Đức Học (Trường ĐH Bách khoa, ĐH Quốc gia TP HCM) - ngành Xây dựng - Kiến trúc.
Báo cáo của Văn phòng HĐGSNN cho hay năm 2020, 87 HĐGS cơ sở có ứng viên đăng ký và nộp hồ sơ xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS với 542 hồ sơ ứng viên, trong đó 77 hồ sơ ứng viên GS, 465 hồ sơ ứng viên PGS.
Sau khi xét tại các Hội đồng cơ sở, HĐGS ngành, liên ngành, kết quả đề nghị xét tại HĐGSNN là 357 ứng viên, trong đó có 40 ứng viên GS, 317 ứng viên PGS. Văn phòng HĐGSNN đã phối hợp các đơn vị chức năng của Bộ GD-ĐT và Thường trực các HĐGS ngành, liên ngành kiểm tra, rà soát minh chứng của toàn bộ hồ sơ ứng viên, báo cáo Thường trực HĐGSNN trước khi trình HĐGSNN xét và công nhận.
Bộ trưởng Bộ GDĐT, Chủ tịch Hội đồng GSNN nhiệm kỳ 2018-2023 Phùng Xuân Nhạ chủ trì phiên họp tiến hành bỏ phiếu ứng viên đủ điều kiện được công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS năm 2020. Ảnh: Bộ GD-ĐT
Sau rà soát, số ứng viên chính thức được xét tại Hội đồng GS nhà nước là 343 ứng viên, trong đó có 39 ứng viên GS và 304 ứng viên PGS.
Tiếp đó, Hội đồng GS nhà nước đã dành một ngày thảo luận công khai hồ sơ từng ứng viên, bầu ban kiểm phiếu và tiến hành bỏ phiếu đối với kết quả xét của Hội đồng GS ngành, liên ngành và danh sách ứng viên đủ điều kiện được công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS.
Kết quả số ứng viên đạt đủ số phiếu tín nhiệm theo quy định là 339 ứng viên, trong đó 39 ứng viên GS, 300 ứng viên PGS. Tỷ lệ đạt so với tổng số ứng viên đăng ký nộp hồ sơ tại các Hội đồng GS cơ sở cho đến thời điểm này là 62,55% (trong đó tỷ lệ đạt của ứng viên GS là 50,65%, ứng viên PGS là 64,52%).
Chủ tịch HĐGSNN đã ký Quyết định số 66/QĐ-HĐGSNN ngày 23-12-2020 công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS đối với 339 nhà giáo.
Giáo sư Shi Yigong sinh năm 1967 ở Hà Nam, Trung Quốc. Thuở niên thiếu, Shi Yigong đã nổi tiếng là thần đồng toán học với thành tích học tập "khủng", luôn dẫn đầu lớp.
Năm 1984, cậu học trò Shi Yigong xuất sắc giành giải nhất kỳ thi học sinh giỏi Toán cấp quốc gia, mở cánh cửa bước vào ngôi trường đại học danh giá nhất Trung Quốc là Đại học Thanh Hoa.
Tại Đại học Thanh Hoa, Shi Yigong tiếp tục khẳng định danh hiệu "học bá" với thành tích học tập đáng nể. Shi dành phần lớn thời gian trong phòng nghiên cứu, bởi lẽ với ông khi đó, giảng đường đại học chỉ là bước khởi đầu cho hành trình nghiên cứu chuyên sâu.
Sau khi tốt nghiệp loại xuất sắc vào năm 1989, chàng trai trẻ tiếp tục theo đuổi con đường học thuật tại Mỹ với hơn 10 năm học tập và nghiên cứu miệt mài.
Năm 1995, tức năm 28 tuổi, Shi Yigong nhận bằng tiến sĩ ngành Vật lý sinh học phân tử của trường Y Johns Hopkins. Sau đó, ông tiếp tục làm việc tại Trung tâm Ung thư Memorial Sloan Kettering (MSK). Tài năng của ông nhanh chóng được Đại học Princeton (Mỹ) công nhận và trao cho vị trí giáo sư chính thức khi mới 35 tuổi. Shi Yigong trở thành giáo sư trẻ nhất trong lịch sử ngôi trường danh tiếng này.
Năm 2008, ở đỉnh cao sự nghiệp, Shi Yigong khiến cả thế giới ngỡ ngàng khi quyết định từ bỏ tất cả để trở về Trung Quốc. Ông từ chối mức lương hàng chục triệu USD/năm từ Viện Y khoa Howard Hughes, từ bỏ đãi ngộ sung túc trong biệt thự rộng 500m2 tại Mỹ để bắt đầu lại từ đầu.
Quyết định này vấp phải nhiều ý kiến trái chiều, người ủng hộ, kẻ nghi ngờ, nhưng tất cả đều phải thừa nhận lòng dũng cảm và tinh thần cống hiến cho quê hương của vị giáo sư tài năng.
Trở về Trung Quốc, giáo sư Shi Yigong đảm nhiệm vị trí Viện trưởng Viện Khoa học Đời sống tại Đại học Thanh Hoa. Dưới sự dẫn dắt của ông, Viện nhanh chóng phát triển, mở rộng quy mô từ 40 lên đến 120 phòng thí nghiệm. 10 năm sau, ông được bổ nhiệm làm Phó Hiệu trưởng Đại học Thanh Hoa. Nhưng một lần nữa, vị giáo sư này lại khiến dư luận "dậy sóng" khi quyết định từ chức vào năm 2018.
Ở tuổi 51, ông Shi Yigong quyết định gây dựng cơ đồ mới với việc thành lập Đại học Tây Hồ - nơi chuyên đào tạo nghiên cứu sinh. Ông đầu tư 20 tỷ NDT (khoảng 78.000 tỷ đồng) với mục tiêu đưa Đại học Tây Hồ sánh ngang với các trường đại học hàng đầu Trung Quốc như Thanh Hoa, Đại Bắc. Quyết định táo bạo này một lần nữa khẳng định tâm huyết và tầm nhìn của Shi Yigong trong việc góp phần xây dựng đất nước thông qua giáo dục và khoa học.
Hành trình của giáo sư Shi Yigong là minh chứng cho tinh thần dám nghĩ dám làm, dám từ bỏ hào quang cá nhân để theo đuổi khát vọng lớn.