Vinfast Niêm Yết Ở Mỹ

Vinfast Niêm Yết Ở Mỹ

Phát biểu tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2023 (AGM 2023), ông Phạm Nhật Vượng - Chủ tịch HĐQT CTCP Tập đoàn Vingroup (Mã CK: VIC) – cho biết, VinFast đã hoàn thành một nửa chặng đường niêm yết trên sàn chứng khoán Mỹ. Quá trình niêm yết sẽ hoàn tất sau khi VinFast làm xong thủ tục sáp nhập với Black Spade và được Ủy ban Chứng khoán Mỹ (SEC) chấp thuận.

Phát biểu tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2023 (AGM 2023), ông Phạm Nhật Vượng - Chủ tịch HĐQT CTCP Tập đoàn Vingroup (Mã CK: VIC) – cho biết, VinFast đã hoàn thành một nửa chặng đường niêm yết trên sàn chứng khoán Mỹ. Quá trình niêm yết sẽ hoàn tất sau khi VinFast làm xong thủ tục sáp nhập với Black Spade và được Ủy ban Chứng khoán Mỹ (SEC) chấp thuận.

Phát hành 5.000 tỉ đồng trái phiếu

Năm 2023, Vingroup dự kiến phát hành 5.000 tỉ đồng trái phiếu chuyển đổi (người sở hữu trái phiếu có quyền chuyển đổi trái phiếu thành cổ phiếu) chào bán ra công chúng hoặc chào bán riêng lẻ với lãi suất tối đa 15%/năm, kỳ hạn từ 12-60 tháng.

Toàn bộ số tiền thu được từ đợt phát hành dự kiến được sử dụng để đầu tư các chương trình, dự án bất động sản và/hoặc tăng quy mô vốn hoạt động, phục vụ hoạt động đầu tư kinh doanh của tập đoàn.

VietTimes sẽ tường thuật phiên AGM 2023 của Vingroup. Ấn F5 để cập nhật!

8h30: Theo ghi nhận của PV VietTimes đang tác nghiệp tại hiện trường, công tác chuẩn bị cho AGM 2023 của Vingroup đã được hoàn tất. Nhiều cổ đông và đại biểu đã có mặt tại địa điểm tổ chức, thực hiện thủ tục 'check - in'.

9h00: Ban tổ chức công bố kết quả kiểm tra tư cách cổ đông.

Theo đó, tính đến 9h00, số cổ đông và người được ủy quyền tham dự là 128 cổ đông, đại diện cho 3,369 tỉ cổ phần, chiếm 88,34% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết.

AGM 2023 của Vingroup đủ điều kiện tiến hành.

Đoàn Chủ tịch điều hành đại hội gồm:

Ông Phạm Nhật Vượng – Chủ tịch HĐQT, Chủ tọa Đại hội

Ông Nguyễn Việt Quang – Phó Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc

Bà Nguyễn Diệu Linh – Phó Chủ tịch HĐQT

Bà Dương Thị Hoàn – Phó Tổng giám đốc

Bà Nguyễn Thị Thu Hiền – Kế toán trưởng

9h12: Ông Nguyễn Việt Quang - Phó Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Vingroup - trình bày báo cáo hoạt động của HĐQT năm 2022.

Theo đó, trong bối cảnh nền kinh tế trong và ngoài nước chịu nhiều tác động tiêu cực, kết thúc năm tài chính 2022, phần lớn các mảng kinh doanh của tập đoàn vẫn ghi nhận sự phục hồi đáng kể sau năm ảnh hưởng của dịch Covid-19.

Cụ thể, doanh thu thuần đạt 101.794 tỉ đồng. Lợi nhuận trước và sau thuế lần lượt đạt 12.756 tỉ đồng và 2.044 tỉ đồng.

Nếu loại đi các khoản chi phí tài chính từ trích lập dự phòng lỗ tỷ giá, chi phí liên quan đến quyết định dừng sản xuất xe xăng, rút khỏi lĩnh vực sản xuất điện thoại, lợi nhuận sau thuế của Vingroup đạt 5.278 tỉ đồng, tương đương 88% kế hoạch.

Nhà máy VinFast tại Mỹ dự kiến đi vào hoạt động năm 2025

9h19: Ông Nguyễn Việt Quang tiếp tục trình bày tờ trình của HĐQT về kết quả kinh doanh năm 2022 và kế hoạch kinh doanh năm 2023.

Theo đó, trong lĩnh vực Công nghiệp – Công nghệ, VinFast ghi dấu ấn trong năm 2022 khi là nhà sản xuất xe xăng đầu tiên trên thế giới chính thức trở thành một hãng xe thuần điện.

Đối với thị trường quốc tế, tháng 11/2022, VinFast trở thành thương hiệu ô tô đầu tiên của Việt Nam đạt chất lượng và mọi tiêu chuẩn để xuất khẩu sang Mỹ - thị trường khó tính bậc nhất thế giới. VinFast cũng đã mở 22 trung tâm bán hàng và dịch vụ hậu mãi ở Bắc Mỹ và Châu Âu.

Trước đó, tháng 3/2022, VinFast đã ký thỏa thuận xây dựng nhà máy sản xuất ô tô ở bang Bắc Carolina, Mỹ, với vốn đầu tư giai đoạn đầu là 2 tỉ USD. Nhà máy dự kiến đi vào hoạt động năm 2025 với công suất 150.000 xe/năm.

Đối với thị trường trong nước, ô tô VinFast đạt doanh số hơn 24.000 xe trong năm 2022. Xe máy điện VinFast giữ vững vị trí số 1 trên thị trường với doanh số 60.000 xe bán ra, tăng 43% so với năm trước.

VinBigData tiếp tục thành công trong việc phát triển hệ sinh thái công nghệ đa ứng dụng, nổi bật là nền tảng trí tuệ nhân tạo đa nhận thức VinBase với sản phẩm VinBase Virtual Assistant – trợ lý ảo ViVi được tích hợp trên xe điện VF e34, VF8.

Ở lĩnh vực bất động sản, Vinhomes khẳng định vị thế dẫn dẫn đầu với giá trị hợp đồng ký mới trong năm (doanh số) và doanh số chưa bàn giao đạt mức kỷ lục 128.200 tỉ đồng và 107.600 tỉ đồng. Vinpearl và VinWonders tiếp tục khẳng định vị thế là hệ thống khách sạn, nghỉ dưỡng, giải trí hàng đầu Việt Nam với hàng loạt sản phẩm mới được đưa vào vận hành.

Trong năm 2022, Vincom Retail là nhà phát triển bất động sản bán lẻ duy nhất mở mới 3 trung tâm thương mại và đều đạt tỷ lệ lấp đầu trên 99%. Lợi nhuận sau thuế trong năm đạt 2.800 tỉ đồng, tăng 111% và đạt 116% kế hoạch.

9h26: Ông Nguyễn Việt Quang đọc tờ trình của HĐQT về việc miễn nhiệm và bầu bổ sung thành viên HĐQT nhiệm kỳ 2021 – 2026.

Theo đó, HĐQT VIC trình AGM 2023 thông qua việc miễn nhiệm ông Yoo Ji Han thôi giữ chức vụ thành viên HĐQT và bầu bổ sung bà Chun Chae Rhan là thành viên HĐQT thay ông Yoo Ji Han cho thời gian còn lại của nhiệm kỳ 2021 – 2026.

Đề xuất thù lao tối đa 20 tỉ đồng cho HĐQT VIC năm 2023

9h30: Ông Nguyễn Thế Anh – Trưởng Ban kiểm soát VIC – trình bày tờ trình của HĐQT và Ban Kiểm soát (BKS) về việc phê duyệt thù lao cho thành viên HĐQT và BKS.

Theo đó, số lượng thành viên của HĐQT và BKS trong năm 2022 là 09 thành viên HĐQT và 03 thành viên BKS.

Năm 2022, thù lao đã chi trả cho các thành viên HĐQT là 9,3 tỉ đồng và thù lao cho các thành viên BKS là khoảng 2 tỉ đồng.

Căn cứ kế hoạch kinh doanh dự kiến của năm 2023, ban lãnh đạo VIC trình ĐHĐCĐ thông qua mức thù lao cho các thành viên HĐQT năm 2023 tối đa là 20 tỉ đồng và thù lao cho các thành viên BKS tối đa là 5 tỉ đồng.

9h35: Bà Nguyễn Thị Thu Hiền, Kế toán trưởng Vingroup - trình bày tờ trình về phương án phân phối lợi nhuận sau thuế lũy kế chưa phân phối.

Theo đó, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối lũy kế đến 31/12/2022 của VIC trên báo cáo tài chính riêng là 7.800,7 tỉ đồng và trên báo cáo tài chính hợp nhất là 14.346,6 tỉ đồng.

HĐQT Vingroup đề nghị trích 5 tỉ đồng vào quỹ dự trữ. Toàn bộ phần lợi nhuận còn lại được dùng bổ sung vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

9h37: Ông Nguyễn Việt Quang trình bày các tờ trình về việc sửa đổi, bổ sung các Quy chế; tờ trình về phương án niêm yết trái phiếu phát hành ra công chúng; tờ trình về phương án phát hành trái phiếu.

Theo đó, VIC dự kiến phát hành 5.000 tỉ đồng trái phiếu chuyển đổi (người sở hữu trái phiếu có quyền chuyển đổi trái phiếu thành cổ phiếu) chào bán ra công chúng hoặc chào bán riêng lẻ với lãi suất tối đa 15%/năm, kỳ hạn từ 12-60 tháng.

Toàn bộ số tiền thu được từ đợt phát hành dự kiến được sử dụng để đầu tư các chương trình, dự án bất động sản và/hoặc tăng quy mô vốn hoạt động, phục vụ hoạt động đầu tư kinh doanh của tập đoàn.

Đại hội bước vào phần thảo luận

Theo ban tổ chức, tính đến 9h45, tổng số cổ đông tham dự trực tiếp và ủy quyền tham dự là 179 cổ đông, đại diện cho 3,602 tỉ cổ phần, chiếm 94,45% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết.

VinFast đã đi được nửa chặng đường niêm yết tại Mỹ, chỉ chờ 'gió đông'

Cổ đông: Đề nghị ban lãnh đạo thông tin cụ thể về việc VinFast niêm yết trên sàn chứng khoán Mỹ? Xe điện là lĩnh vực khó và cạnh tranh khốc liệt, VinFast đã lỗ trong những năm qua, vậy dự kiến khi nào VinFast sẽ có lãi và bù lại số tiền đã lỗ?

Chủ tịch Vingroup Phạm Nhật Vượng: Black Spade là công ty huy động vốn niêm yết sẵn trên sàn chứng khoán Mỹ. Khi VinFast hoàn tất thủ tục sáp nhập, được Ủy ban Chứng khoán Mỹ (SEC) chấp thuận, thì quá trình niêm yết mới hoàn tất.

Có thể nói chúng ta đã niêm yết được một nửa, còn một số thủ tục nữa sẽ hoàn tất việc niêm yết. Sau sáp nhập, VinFast vẫn là chủ sở hữu của công ty này.

Trước đây, kế hoạch lỗ của VinFast dài hạn hơn, nhưng công ty có sự ủng hộ của cổ đông lớn, chia sẻ chi phí. Năm 2025, công ty có thể đạt điểm hòa vốn.

Việc thu hồi vốn gồm 2 phần, đến từ hoạt động sản xuất kinh doanh và huy động thêm. Với định giá 23 tỉ USD, việc thu hồi phần vốn 8 tỉ USD mà Vingroup và các cổ đông đã đầu tư không quá khó. Nhưng chúng ta phải đợi đến khi có 'gió đông', khi thị trường tốt hơn, thanh khoản lớn, và công ty có đầy đủ dải sản phẩm, kinh doanh có lãi. VinFast sẽ sớm mang lại niềm vui tài chính cho mọi người, song không phải ngày một ngày hai, mà lâu dài.

Vingroup làm xe VinFast vì muốn đóng góp cho xã hội

Theo ông Phạm Nhật Vượng, lý do Vingroup làm dự án VinFast bắt nguồn từ nhu cầu đóng góp cho xã hội chứ không đơn thuần nhắm đến câu chuyện kinh doanh. "Chúng tôi quyết định làm VinFast vì trách nhiệm xã hội và lòng yêu nước của mình, không có toan tính trong chuyện này ở giai đoạn đầu", ông Vương nói.

"Một doanh nghiệp lớn, thành đạt, có năng lực nhất định thì phải hướng đến đóng góp cho đất nước. Đó là xây dựng thương hiệu công nghệ đẳng cấp cao, có sức ảnh hưởng, được quan tâm trên thị trường quốc tế", người đứng đầu Vingroup chia sẻ.

Ông Phạm Nhật Vượng khẳng định, sản xuất xe ô tô là một lĩnh vực khó khăn, gian khổ. Tuy vậy, trong cuộc cách mạng xanh, 'xe điện có cơ hội rất lớn'.

"Tôi tin rằng định giá của VinFast không dừng lại ở con số 23 tỉ USD", ông Vượng nhấn mạnh, đồng thời cho biết VinFast sẽ là lĩnh vực kinh doanh tốt nhất của Vingroup trong tương lai.

Cổ đông: Kế hoạch sản xuất xe của VinFast ra sao? Công ty có kế hoạch sản xuất các dòng xe khác hay không?

Chủ tịch Vingroup Phạm Nhật Vượng: Đến tháng 8/2023, VinFast sẽ phủ hết các dải xe từ A-E, là hãng xe đầu tiên trên thế giới sản xuất tất cả các phân khúc.

Hiện, các dòng xe Sedan đang dần đi xuống, tỷ lệ bán ngày càng thấp so với SUV. Chúng tôi sẽ cân nhắc sản xuất một số dòng xe khác như bán tải.

Chúng tôi có kế hoạch làm xe siêu nhỏ. Rất đẹp, tiện và hợp lý. Trong vài tuần tới, hãng xe sẽ công bố.

Với mục tiêu hướng tới là một trong những hãng xe hàng đầu thế giới thì VinFast không bỏ qua bất kỳ dòng xe nào nhận được sự quan tâm của người dùng.

Cổ đông: Cổ phiếu VIC có đang phản ánh đúng giá trị doanh nghiệp hay không? Cổ đông Vingroup có được ưu đãi khi VinFast niêm yết trên sàn chứng khoán Mỹ hay không?

Chủ tịch Vingroup Phạm Nhật Vượng: Dù giá cổ phiếu là theo diễn biến thị trường, tôi cho rằng giá cổ phiếu VIC là rất thấp so với giá trị thật.

Cổ phiếu VIC sẽ trở lại giá trị theo thời gian, bởi Vingroup là chủ của nhiều công ty lớn, dồn tất cả nguồn lực để phát triển. Diễn biến giá cổ phiếu vừa qua có thể là do thị trường trầm lắng.

Đối với những cổ đông thực sự trung thành, gắn bó với công ty nhiều năm, chúng tôi sẽ đề xuất HĐQT xây dựng cơ chế ưu đãi. Chúng tôi sắp kỷ niệm 30 năm thành lập, những nhân sự lâu năm đều có những phần thưởng rất lớn.

Cổ đông: Tại sao tập đoàn quyết định dừng làm xe xăng?

Chủ tịch Vingroup Phạm Nhật Vượng: VinFast ban đầu sản xuất xe xăng để người dân biết hãng có thể sản xuất ô tô. Mặt khác, ở thời điểm đó, VinFast chưa đủ sức để làm xe điện, mà làm cũng không bán được do nhu cầu sử dụng xe điện rất khiêm tốn.

VinFast hiện là hãng xe thuần điện lớn thứ 3 thế giới, tương lai sẽ mạnh mẽ hơn rất nhiều. Tôi không hy vọng VinFast sẽ chiếm được 50% thị phần xe ô tô trên thị trường, nhưng đây là việc chúng tôi phải làm.

Cổ đông: Kế hoạch sản lượng bán xe VinFast giai đoạn 2023 – 2025 như thế nào? Tập đoàn có tiếp tục triển khai dự án nhà máy tái chế pin trong thời gian tới? VinFast có sẵn sàng chia sẻ trạm sạc với các dòng xe khác không?

Chủ tịch Vingroup Phạm Nhật Vượng: Chúng tôi xác định chiến lược rõ ràng, sau 10 năm nữa thì các hãng xe khác có thể sạc ở trạm sạc của VinFast. Chúng tôi đủ năng lực, các dòng xe, sản phẩm tốt, dịch vụ tốt, giá cả hợp lý.

VinFast vẫn đang hợp tác với các đối tác để xây dựng nhà máy tái chế pin ở Vũng Áng.

Năm nay, sản lượng bán xe VinFast đạt khoảng 45.000 - 50.000 chiếc, sang năm có thể tăng gấp đôi.

11h00: Đại hội bế mạc. Tất cả các tờ trình đều được thông qua.

Công ty CP Mỹ thuật và Truyền thông (đơn vị thành viên của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam) tên viết tắt: AD&C.,SC, có trụ sở chính tại 187B, Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa – Hà Nội; Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0103019582 do Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp lần đầu vào ngày 14/9/2007, thay đổi lần hai vào ngày 29/7/2010. Vốn điều lệ: 10.000.000.000 đồng.

Chủ tịch HĐQT Công ty CP MT-TT Phạm Ngọc Tới đánh Cồng khai trương phiên giao dịch

- Thiết kế đồ hoạ các xuất bản phẩm phục vụ ngành giáo dục và các xuất bản phẩm khác.\

- Dịch vụ chế bản, in các sản phẩm ngành giáo dục và các dịch vụ liên quan đến ngành in

- Phát hành sách, tranh ảnh phục vụ ngành giáo dục và các sản phẩm khác

- Kinh doanh đồ dùng, thiết bị dạy - học

- Quảng cáo trưng bày, giới thiệu hàng hoá và các dịch vụ liên quan đến quảng cáo...

- Tên cổ phiếu: Công ty CP Mỹ thuật và Truyền thông

- Loại cổ phiếu: Cổ phiếu phổ thông

- Số lượng cổ phiếu đăng ký niêm yết: 1.000.000 cổ phiếu

- Tổng giá trị cổ phiếu niêm yết: 10.000.000.000 đồng

Phó GĐ Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội trao Giấy chứng nhận niêm yết cổ phiếu cho Giám đốc Công ty CP.MT-TT Lê Hoàng Hải

Ngày chính thức giao dịch cổ phiếu tại Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội: Ngày 24 tháng 12 năm 2010.

Gạo Việt tiếp tục đạt nhiều thành tích trên trường quốc tế nhưng doanh nghiệp gạo vẫn trong vòng khó khăn, thua lỗ triền miên, cổ phiếu lao dốc.

Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, gạo Việt tiếp tục gặt hái thành công trên thị trường quốc tế khi kim ngạch xuất khẩu 4 tháng đầu năm vượt mốc 2 tỷ USD, tăng gần 12% về lượng và tăng 36,5% về giá trị.

Ông Nguyễn Anh Sơn, Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết theo dự báo, thế giới sẽ thiếu hụt khoảng 7 triệu tấn gạo trong năm 2024. Nguồn cung gạo toàn cầu không còn dồi dào bởi sản lượng tại Ấn Độ (nguồn cung chính chiếm 40% sản lượng toàn cầu) giảm 4 triệu tấn, các thị trường như Philippines, Indonesia, Thái Lan, Campuchia… cũng giảm do tác động của hiện tượng El Nino và biến đổi khí hậu.

Xuất khẩu gạo Việt vượt 2 tỷ USD trong 4 tháng đầu năm. Nguồn: Công Thương

Điều này mở ra cơ hội rất lớn cho các quốc gia xuất khẩu gạo, trong đó có Việt Nam. Bên cạnh giữ vững thị trường chính như Philippines, Indonesia, Malaysia; gạo Việt cũng đã mở rộng ra nhiều thị trường. Năm nay, Việt Nam có thể đáp ứng nguồn cung để xuất khẩu gạo tương đương năm 2023 (8,13 triệu tấn) và vẫn đảm bảo an ninh lương thực.

Dù bức tranh ngành rất sáng nhưng diễn biến cổ phiếu gạo trên sàn lại “ảm đạm”. Loạt cổ phiếu gạo lao dốc, báo cáo tài chính kiểm toán 2023 lộ nhiều vấn đề, thậm chí có cổ phiếu bị hủy niêm yết.

Trong bối cảnh thị trường chung phục hồi từ tháng 9/2023 thì cổ phiếu LTG của Tập đoàn Lộc Trời (mã: LTG) ghi nhận đà giảm 23% xuống vùng 23.000 đồng/cp. Diễn biến lao dốc của cổ phiếu này đi kèm với tình hình kinh doanh không mấy khả quan.

Doanh nghiệp công bố BCTC hợp nhất kiểm toán 2023 với lãi ròng 16,8 tỷ đồng, giảm đến 249 tỷ đồng so với báo cáo tự lập do phần lợi nhuận từ giao dịch mua rẻ công ty liên kết giảm 315 tỷ đồng. So với thực hiện 2022, lợi nhuận giảm đến 96% dù doanh thu tăng 39% lên 11.893 tỷ đồng với động lực đến từ mảng gạo.

Qua đến quý I năm nay, Lộc Trời báo báo cáo doanh thu hơn gấp rưỡi lên 3.849 tỷ đồng. Riêng doanh thu bán gạo gần gấp đôi lên 3.286 tỷ đồng. Tuy nhiên, biên lãi gộp mảng gạo mỏng chỉ 3,5% kéo giảm biên lợi nhuận gộp chung toàn tập đoàn từ 11% xuống 6,5%. Mặt khác, chi phí tài chính tăng cao do lỗ chênh lệch tỷ giá. Lộc Trời báo lỗ gần 97 tỷ đồng quý đầu năm, tăng lỗ thêm so với cùng kỳ năm trước.

Cổ phiếu một doanh nghiệp gạo lớn khác trên sàn là Công ty cổ phần Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An (mã: TAR) sẽ bị hủy niêm yết vào ngày 21/5 tới đây, ngày giao dịch cuối cùng tại sàn HNX là 20/5.

Nguyên nhân là do tổ chức kiểm toán từ chối cho ý kiến với BCTC riêng và hợp nhất năm 2023 của công ty. Cơ sở của việc từ chối đưa ra ý kiến kiểm toán là công ty đang chờ kết quả xác minh của cơ quan chức năng về đợt phát hành riêng lẻ năm 2021 và vấn đề hàng tồn kho trị giá 1.256 tỷ đồng.

Mã chứng khoán TAR hiện chỉ được giao dịch phiên thứ 6 hàng tuần. Cổ phiếu giảm sàn xuống 5.200 đồng/cp với dư bán sàn hơn 4 triệu đơn vị sau thông tin hủy niêm yết. Xét từ tháng 8/2023, TAR đã mất giá 75%.

Về kết quả kinh doanh, Gạo Trung An báo lỗ 16 tỷ đồng năm 2023 dù doanh thu tăng 18% lên 4.485 tỷ đồng. Biên lợi nhuận gộp giảm và chi phí lãi vay tăng là nguyên nhân.

Doanh nghiệp gạo có tiếng lâu năm tại tỉnh An Giang – Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu An Giang – Angimex (mã: AGM) sau cú sốc nhân sự cao cấp đầu năm 2022 đến nay vẫn chưa thể vực dậy. Doanh nghiệp ghi nhận lỗ đậm trên 200 tỷ đồng 2 năm liên tiếp 2022 – 2023. Quý I năm nay lỗ tiếp 15 tỷ đồng nâng lỗ lũy kế lên 175 tỷ đồng, tiệm cận vốn góp chủ sở hữu 182 tỷ đồng.

Đồng thời, báo cáo tài chính của công ty năm 2023 có loạt ý kiến ngoại trừ và nhấn mạnh của đơn vị kiểm toán về công nợ, khoản tạm ứng, nợ phải trả ngắn hạn lớn hơn tài sản ngắn hạn, thanh khoản trái phiếu, nghi ngờ khả năng hoạt động liên tục… Cổ phiếu AGM hiện giao dịch vùng 4.300 đồng/cp, giảm 68% tính từ tháng 8/2023.

Riêng cổ phiếu VSF của Tổng công ty lương thực miền Nam (mã: VSF) nhận tin vui khi cổ phiếu được ra khỏi diện cảnh báo từ 5/4 sau khi tổ chức kiểm toán đưa ra ý kiến chấp nhận toàn phần với BCTC năm 2023. Song, mã chứng khoán VSF lại giảm từ vùng 42.000 đồng/cp về 33.200 đồng/cp tính từ đầu năm.

Kết quả kinh doanh của VSF có cải thiện rõ rệt trong bối cảnh xuất khẩu gạo thuận lợi. Doanh thu 2023 tăng 33% lên 23.031 tỷ đồng, lãi ròng 23 tỷ đồng, chấm dứt chuỗi thua lỗ hơn chục năm liên tiếp. Quý I/2024, doanh thu tăng nhẹ lên 4.797 tỷ đồng và chuyển từ lỗ 7 tỷ sang có lãi 1,2 tỷ đồng.

Nhìn chung, điểm sáng duy nhất trong bức tranh kinh doanh của các doanh nghiệp gạo trên sàn là doanh thu tăng mạnh, tuy nhiên, biên lãi gộp mảng kinh doanh gạo mỏng kèm chi phí lãi vay và lỗ chênh lệch tỷ giá kéo giảm lợi nhuận.

Phát biểu tại buổi lễ, đại diện Lãnh đạo HOSE đã chúc mừng phiên giao dịch đầu tiên của cổ phiếu VCG, đồng thời chia sẻ việc đưa chứng khoán lên niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán mang lại nhiều lợi thế cho doanh nghiệp: lợi thế tiếp cận vốn, nâng cao uy tín và thương hiệu...

Về phía, với vai trò là đơn vị vận hành thị trường, HOSE luôn đồng hành, hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc thực hiện nghĩa vụ của các công ty niêm yết, đặc biệt là nghĩa vụ công bố thông tin, cập nhật các quy định, chính sách liên quan đến thị trường chứng khoán, tham dự các chương trình đào tạo và cập nhật các thông lệ quốc tế tốt về quản trị công ty, phát triển bền vững...

Theo số liệu của HOSE, tổng giá trị chứng khoán niêm yết của cổ phiếu VCG đạt 4.417.106.730.000 đồng, giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên là 41.800 đồng/cổ phiếu, biên độ giao động giá +/-20%.

Tổng Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (Vinaconex) – tiền thân là Công ty Dịch vụ và Xây dựng nước ngoài, được thành lập vào tháng 9/1988. Sau nhiều lần thực hiện điều chỉnh, hiện nay vốn điều lệ của Vinaconex đạt hơn 4.417 tỷ đồng. Lĩnh vực hoạt động kinh doanh chính của Vinaconex là thi công xây lắp, đầu tư kinh doanh bất động sản và lĩnh vực sản xuất công nghiệp…

Theo Báo cáo tài chính hợp nhất trong bản cáo bạch của Vinaconex, năm 2018 và 2019, doanh thu thuần của công ty lần lượt đạt hơn 9.730 tỷ và 9.502 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế tương ứng đạt 636 tỷ và 786 tỷ đồng. Riêng 9 tháng đầu năm 2020, doanh thu của công ty đạt 3.803 tỷ đồng tương ứng lợi nhuận sau thuế đạt 1.450 tỷ đồng.