Lịch Sử Hình Thành Thánh Địa Mỹ Sơn

Lịch Sử Hình Thành Thánh Địa Mỹ Sơn

Thánh địa Mỹ Sơn thuộc xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, cách thành phố Đà Nẵng khoảng 69 km và gần thành cổ Trà Kiệu, bao gồm nhiều đền đài Chăm Pa, trong một thung lũng đường kính khoảng 2 km, bao quanh bởi đồi núi. Đây từng là nơi tổ chức cúng tế của vương triều Chăm Pa cũng như là lăng mộ của các vị vua Chăm Pa hay hoàng thân, quốc thích. Thánh địa Mỹ Sơn được coi là một trong những trung tâm đền đài chính của Ấn Độ giáo ở khu vực Đông Nam Á và là di sản duy nhất của thể loại này tại Việt Nam.

Thánh địa Mỹ Sơn thuộc xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, cách thành phố Đà Nẵng khoảng 69 km và gần thành cổ Trà Kiệu, bao gồm nhiều đền đài Chăm Pa, trong một thung lũng đường kính khoảng 2 km, bao quanh bởi đồi núi. Đây từng là nơi tổ chức cúng tế của vương triều Chăm Pa cũng như là lăng mộ của các vị vua Chăm Pa hay hoàng thân, quốc thích. Thánh địa Mỹ Sơn được coi là một trong những trung tâm đền đài chính của Ấn Độ giáo ở khu vực Đông Nam Á và là di sản duy nhất của thể loại này tại Việt Nam.

Thánh địa Mỹ Sơn có gì hay và hấp dẫn du khách?

Tuy là di tích văn hóa được Nhà nước bảo tồn, nhưng thánh địa Mỹ Sơn vẫn mở cửa chào đón du khách thập phương đến đây tham quan. Đây là dịp để chiêm ngưỡng và tìm hiểu những nét văn hóa đặc sắc của người Chăm xưa.

Điểm nổi bật của di tích là kiến trúc Chăm Pa cổ như bia đá, tượng thần Siva, các linh vật, vũ nữ cũng như hệ thống đền thờ mang phong cách kiến trúc độc đáo.

Kiến trúc độc đáo của Thánh địa Mỹ Sơn

Để xây dựng khu di tích Thánh địa Mỹ Sơn, người Chăm xưa chủ yếu dùng gạch nung. Những viên gạch được gọt rũa gọn gàng và xếp chồng lên nhau một cách khéo léo mà không cần dùng đến bất kỳ chất kết dính nào.

Điều kỳ diệu là nó có thể tồn tại hàng thế kỷ mà không bị phong hóa, chỉ bị nứt một phần. Đó là những vị trí mà bạn có thể nhìn thấy những đám rêu xanh bám lên đó.

Ghé thăm bảo tàng tại khu di tích Thánh địa Mỹ Sơn

Trong khu di tích còn lưu giữ một kho tàng văn hóa Chămpa cổ. Nơi đây có hệ thống tượng đá điêu khắc các vị thần cũng như hoa văn chạm khắc trong tín ngưỡng của người Chăm Pa. Kỹ thuật xây dựng, điêu khắc và chạm khắc của người Chăm đã thực sự đạt đến đỉnh cao, được trang trí tỉ mỉ, sống động như thật, thể hiện lòng thành kính với thần linh.

Thưởng thức văn hóa nghệ thuật ở Thánh địa Mỹ Sơn

Sau khi tham quan các di tích trong thánh địa Mỹ Sơn. Du khách có thể trải nghiệm văn hóa của người Chăm Pa xưa qua màn trình diễn của các nghệ nhân ở đây như trình diễn nhạc cụ dân tộc hay các điệu múa Chăm. Đặc biệt, vũ điệu Apsara huyền ảo sẽ khiến du khách như lạc vào một vùng đất huyền bí giữa núi rừng.

Hơn nữa, sẽ thật tuyệt vời khi đến thăm thánh địa Mỹ Sơn vào dịp lễ hội Katê diễn ra vào tháng 7 hàng năm theo lịch Chăm. Đây là một trong những lễ hội truyền thống lớn nhất của đồng bào Chăm, được tổ chức để tưởng nhớ các vị thần linh, tổ tiên đã phù hộ độ trì, bình an, mưa thuận gió hòa.

Về ẩm thực, du khách khi đến với Quảng Nam nói chung và thánh địa Mỹ Sơn nói riêng có thể lựa chọn các món đặc sản ở đây như mì Quảng, Cao Lầu, bánh tráng thịt heo, bánh tráng phơi sương,...

Trên đường đi, bạn có thể thưởng thức các món bê thui Cầu Mống, mì gà hay mì Phú Chiêm ngay gần đó. Tất cả đều mang những mùi vị đặc trưng riêng, chắc chắn du khách sẽ phải say lòng ngay từ những trải nghiệm đầu tiên.

Hướng dẫn cách di chuyển đến Thánh địa Mỹ Sơn

Để di chuyển đến Thánh địa Mỹ Sơn, bạn có thể lựa chọn nhiều loại phương tiện khác nhau và xuất phát từ Đà Nẵng hoặc Hội An.

Nếu xuất phát từ TP.Đà Nẵng, bạn hãy đi theo QL1 đến thị trấn Nam Phước, sau đó đi tiếp về hướng Tây bằng đường 537, sau khoảng 9 km là đến Trà Kiệu. Tiếp tục đi thêm 12 km nữa, đến ngã ba bạn rẽ trái là sẽ thấy bảng chỉ dẫn đến Mỹ Sơn.

Với điểm xuất phát là Hội An, bạn chỉ cần đi theo đường Hùng Vương đến QL1A là sẽ đến Thánh địa Mỹ Sơn.

Bạn có thể bắt tuyến xe buýt số 06 để đi từ Đà Nẵng đến Mỹ Sơn. Tuyến xe này sẽ xuất phát từ trung tâm TP.Đà Nẵng, hoạt động từ 5:30 – 17:00 mỗi ngày với giá vé từ 8.000đ – 30.000đ/lượt.

Nếu chưa biết đường, bạn có thể bắt Taxi để đến Thánh địa Mỹ Sơn. So với xe buýt hay xe máy thì thuê taxi có giá cao hơn, nhưng bạn có thể chủ động điểm đón và nghỉ ngơi trên xe một cách thoải mái.

Đây là sự lựa chọn tốt nhất dành cho những du khách muốn được di chuyển nhanh chóng.

Cách di chuyển đến thánh địa Mỹ Sơn

Thánh địa Mỹ Sơn thuộc xã Duy phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam. Nơi đây cách cả Đà Nẵng và Hội An không quá xa, chỉ khoảng 43km.

Nếu đi xe máy, bạn nên sử dụng Google Maps để thuận tiện hơn trong việc di chuyển. Từ thành phố Hội An, bạn đi theo đường Hùng Vương và ĐT608 đến Phan Thúc Duyện tại Vĩnh Điện. Di chuyển theo TL609 cho đến khi vào đến đường vào Mỹ Sơn tại Duy Phú.

Cách di chuyển đến thánh địa Mỹ Sơn

Nếu bạn đã lên kế hoạch cho chuyến du lịch Đà Nẵng, Hội An thì đừng quên khám phá khu di tích thánh địa Mỹ Sơn nhé. Đây sẽ là nơi hoàn hảo cho bất cứ ai yêu thích lịch sử và kiến trúc, đặc biệt là muốn tìm hiểu về văn hóa dân tộc Chăm thời xưa.

Thánh địa Mỹ Sơn là di sản văn hóa quan trọng của Việt Nam. Địa điểm này cũng chính là một trong những trung tâm tôn giáo chính của Ấn Độ giáo ở khu vực Đông Nam Á. Bên cạnh lối kiến trúc đền tháp vô cùng độc đáo, nơi đây còn ẩn chứa muôn vàn điều bí ẩn và có sức hút mạnh mẽ đối với du khách trong nước và quốc tế.

Mỹ Sơn là một quần thể đền thờ Ấn Độ giáo, từng là kinh đô tôn giáo và chính trị của Vương quốc Chăm Pa. Đây là di chỉ Chăm quan trọng nhất ở Việt Nam và là một trong những di chỉ quan trọng nhất ở Đông Nam Á. Các ngôi đền được xây dựng từ thế kỷ 4 đến thế kỷ 14 sau Công nguyên bởi Vua Bhadravarman.

Ban đầu thánh địa Mỹ Sơn là địa điểm được tạo ra để tổ chức những nghi lễ tôn giáo cho các vị vua của Vương triều Chăm Pa. Đây cũng là nơi chôn cất hoàng gia Chăm và những anh hùng dân tộc khác. Khu bảo tồn rộng khoảng 2km và được bao quanh bởi hai ngọn núi hùng vĩ.

Thánh địa Mỹ Sơn - Một văn hóa nhân loại ở Quảng Nam

Có một thời gian, khu thánh địa có hơn 70 ngôi đền cũng như nhiều phiến gỗ khắc tên 'bia đá' mang những dòng chữ lịch sử quan trọng bằng tiếng Chăm và tiếng Phạn. Thật không may, phần lớn kiến trúc đã bị phá hủy bởi một cuộc ném bom rải thảm của Mỹ trong chiến tranh Việt Nam. Kể từ đó, Mỹ Sơn ngừng hoạt động và không có thêm công trình kiến trúc nào được xây dựng thêm.

Vùng đất này bị lãng quên cho đến năm 1898, một học giả người Pháp cùng đồng nghiệp của ông đã phát hiện ra và làm việc tại khu di tích này. Mặc dù bị chiến tranh tàn phá nhưng nơi đây vẫn còn nhiều công trình kiến trúc giữ được vẻ đẹp độc đáo.

Qua bia đá và các triều đại đã chứng minh Mỹ Sơn là thánh địa quan trọng nhất của người Chăm trong suốt nhiều thế kỷ qua. Chính vì vậy, khu di tích thánh địa Mỹ Sơn đã được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa thế giới năm 1999. Ngày nay nơi đây đã trở thành điểm đến nổi tiếng đối du khách trong nước và quốc tế.

Đến du lịch Thánh địa Mỹ Sơn nên ăn gì?

Khi đến Thánh địa Mỹ Sơn chắc chắn chúng ta không thể bỏ qua một trải nghiệm thú vị đó là khám phá đặc sản xứ Quảng. Ẩm thực tại đây có rất nhiều món ngon ăn là sẽ nhớ, trong đó nổi bật nhất là:

Đây là món ăn quen thuộc và vô cùng bình dị. Bột gạo xay mịn pha với trứng cùng với nước từ hạt dành dành, tạo nên những sợi mì Quảng có hương vị khác hẳn so với bún, phở. Những tô mì Quảng sẽ có thịt heo, thịt gà, trứng cút luộc, cá lóc cùng với một chút đậu phộng rang, rau thơm… Nước lèo ăn kèm được hầm từ xương heo ngọt nhẹ, vừa ăn.

Bánh đập gồm có 2 loại, một là khô nướng, hai là bánh đập ướt. Loại bánh này sẽ ăn kèm với nước mắm nguyên chất pha một chút ớt tươi.

Đây là đặc sản vô cùng nổi tiếng tại Quảng Nam. Bê thui Cầu Mống làm từ những con bê nặng khoảng 25kg – 35kg, đảm bảo thịt không quá già cũng không quá non, khi ăn vừa chắc vừa ngọt. Bê thui sẽ được thái lát mỏng ăn kèm cùng với bánh tráng, mắm nêm và rau sống.

Loại bánh này được làm từ đường bát và gạo nếp, khi ăn có mùi thơm, dẻo và vị ngọt tuyệt vời. Bạn có thể ăn bánh tổ trực tiếp hoặc mang đi chiên, hấp đều được.

Bánh bèo Mỹ Sơn được làm từ bột gạo, phần nhân bánh là thịt băm, tôm xay nhuyễn, mộc nhĩ (nấm tai mèo)… Bạn sẽ ăn bánh bèo cùng với nước chấm đậm đà và nhiều loại rau sống khác.