Thực Phẩm Chay 7 Lên Đường

Thực Phẩm Chay 7 Lên Đường

Cổng Hakia Garden, Vườn phố Cái Răng. Ảnh: Hakia Garden

Cổng Hakia Garden, Vườn phố Cái Răng. Ảnh: Hakia Garden

CÔNG TY TNHH SX & KD THỰC PHẨM CHAY ÂU LẠC

Số ĐKKD: 0302824243 Địa Chỉ: 735 - 737 Nguyễn Kiệm, Phường 3, Quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam. Điện Thoại: 028.37173989 - 37173159

Zalo: 0917.202.639 - 0902.423.433 - 0909.526.212 Fax: 028.37173993 Website: www.aulac-vegan.com Facebook: www.facebook.com/aulacveganfood Email: [email protected]

“Ăn chay” thường bị hiểu nhầm như một cách gò bó thân xác bằng những món đạm bạc, đơn sơ. Tuy nhiên, đây lại là cách giúp bạn giữ gìn sức ...

Offenbar hast du diese Funktion zu schnell genutzt. Du wurdest vorübergehend von der Nutzung dieser Funktion blockiert.

Là người theo đạo Phật, chắc hẳn chúng ta đều nghe nói đến Phật giáo Nam tông và Phật giáo Bắc Tông. Nghe qua thì có vẻ như hai trường phái này đối lập hẳn với nhau và không có một mối liên hệ gì với nhau. Nhưng sự thật có đúng như vậy hay không, chúng ta đã hiểu đúng về hai trường phái này hay chưa? Bài viết sau đây sẽ giúp chúng ta biết rõ hơn về hai trường phái Phật giáo này.

Bản chất của trường phái Bắc tông và Nam tông

Một sự thật rằng, bản chất của Phật giáo Nam tông và Phật giáo Bắc tông đều là Phật giáo. Nhưng nó không giống nhau hoàn toàn, nhưng cũng không phải khác biệt đến mức không có điểm gì chung. Hãy tưởng tượng rằng, hai trường phái này chính là hai cánh tay của Đức Phật, chúng tuy khác nhau nhưng cùng xuất phát từ cùng một nguồn, đó chính là những học thuyết giáo lý của Đức Phật.

Tại thời của Đức Phật, Phật giáo không chia thành bất kỳ một tông nào, chúng ta khó lòng tìm hiểu được một nguồn lịch sử nói về thời của Đức Phật mà có khái niệm Nam tông và Bắc tông. Nếu chịu khó tìm hiểu, một kết quả duy nhất chúng ta nhận được đó chính là “tăng đoàn”. Thời của Đức Phật chỉ là một tăng đoàn, gồm nhiều người muốn tu tập như Đức Phật, họ gia nhập tăng đoàn và tu. Nhưng đến khi Đức Phật nhập niết bàn, nhiều vấn đề phát sinh, chúng ta dần dần có khái niệm về hai trường phái nam và bắc tông. Cho đến ngày nay, việc phân chia thành hai trường phái này càng rõ rệt và khiến chúng ta tò mò về chúng.

Tại sao Phật giáo lại chia thành Nam tông và Bắc tông?

Khoảng 150 năm sau khi Đức Phật nhập niết bàn, trong nội bộ chư tăng có hai luồng quan điểm, ý tưởng khác nhau. Một bộ phận thì cho rằng xã hội ngày càng tiến bộ và văn minh, họ cần hội nhập vào xã hội để tiếp tục tu tập và tiếp độ cho chúng sinh. Nhưng bộ phận còn lại thì không đồng ý với quan điểm đó, họ cho rằng thời của Đức Phật tu tập như thế nào thì mình nên giữ nguyên như thế. Dường như hai bộ phận người này không tìm được tiếng nói chung nên họ quyết định sẽ theo hai trường phái khác nhau.

Những người cùng quan điểm cho rằng cần phải nhập thế, phải thay đổi cách tu cho phù hợp với xã hội thì đi về phía Bắc của Ấn Độ, căn cứ vào đây nên chúng ta gọi là Bắc truyền – nghĩa là Đạo Phật được truyền về phía Bắc. Và những người theo hướng tu này được gọi là Đạo Phật vấn thân nhập thế. Còn bộ phận người còn lại, họ cho rằng họ cần tiếp tục duy trì cách tu của Đức Phật, đi khất thực, mỗi ngày ăn một bữa, người dân cho gì thì ăn nấy chứ không có khái niệm ăn chay. Những người này sẽ đi về phía nam của Ấn Độ nên gọi là nam truyền. Cứ như thế một thời gian dài cho đến ngày nay, chúng ta có hai trường phái Đạo Phật đó là Bắc tông và Nam tông.

Mặc dù được chia ra như thế nhưng hai trường phái này không chống đối lẫn nhau. Chúng đều xuất phát từ đạo Phật nhưng chẳng qua là suy nghĩ của họ không thống nhất với nhau. Suy cho cùng thì chúng ta tu tập theo trường phái nào cũng tốt, cũng là hướng đến sự bình yên, giác ngộ và giải thoát. Đây chính là điểm đích cho những người tu tập.

Quan niệm khác nhau về cách ăn uống của hai trường phái Phật giáo

Đối với những Phật tử tu tập và quyết định ăn chay trường, có thể nói họ là những người tu theo trường phái Bắc tông. Ở trường phái này, những người tu tập thời đó không đi khất thực như Đức Phật nữa, họ hòa nhập với cuộc sống, tự đi chợ mua đồ ăn về và tự nấu ăn. Họ hoàn toàn làm chủ được những món ăn của mình. Là một người tu tập, họ biết được sự đau đớn và sợ hãi của chúng sinh khi sắp bị giết thịt, họ hiểu rằng họ không nên phạm nghiệp sát sinh. Chính vì thế, thay vì mua thịt của chúng sinh về để nấu những bữa cơm hàng ngày, họ sẽ mua các loại rau củ và thực phẩm từ thực vật. Dần dần nó trở thành một nguyên tắc của trường phái Bắc tông, đó chính là ăn chay.

Nhưng với những Phật tử tu theo trường phái Nam tông thời xưa, họ vẫn duy trì cách tu của Đức Phật, vẫn đi khất thực hàng ngày từ 9 giờ đến 11 giờ. Người dân cho họ món gì thì họ ăn món đó, họ hoàn toàn không biết trước được và không dự đoán được hôm nay họ sẽ ăn món gì. Chính vì thế, thật khó cho họ để ăn chay. Họ không thể từ chối thức ăn từ người dân cho họ chỉ vì nó có nguồn gốc từ động vật. Bản chất của khất thực chính là có gì ăn nấy, không đòi hỏi, không chê bai món ăn, có lẽ vì thế mà cho đến ngày nay, quan niệm đó vẫn được gìn giữ nên những người tu theo trường phái Nam tông, họ vẫn ăn mặn bình thường.

Một câu hỏi đặt ra là, liệu rằng trong giáo lý của Đức Phật có nói đến Phật tử không nên phạm giới sát sinh. Nếu theo trường phái Nam tông, chúng ta vẫn ăn mặn, vẫn sử dụng thực phẩm có nguồn gốc từ động vật, liệu rằng nó có mâu thuẫn với giáo lý của Đức Phật hay không? Thật ra, tại thời trước, nếu tu theo trường phái Nam tông thi chúng ta cũng đã biết, họ không làm chủ đươc nguồn thực phẩm họ dùng hàng ngày là gì, người khác cho gì ăn đó nên nó vẫn không mâu thuẫn và không trái với giáo lý của Đức Phật. Nhưng ngày nay thì khác, mỗi ngày chúng ta đều định hình được trong đầu món chúng ta muốn ăn, vậy nếu chúng ta muốn ăn cá, ăn thịt heo, thịt bò hay thịt gà, đó có phải là xuất phát từ chủ đích của chúng ta hay không? Nguồn thịt chúng ta mua về chính là sinh mạng của chúng sinh, chúng ta hoàn toàn có thể lựa chọn một nguồn thực phẩm khác thay thế cho bữa ăn bằng thịt động vật, để bảo vệ mạng sống của chúng sinh, hạn chế được nghiệp sát sinh thì tại sao chúng ta không nên làm chứ?

Phật giáo Nam tông và những điều thú vị

Hai trường phái Phật giáo trên có nhiều điểm khác nhau, nhưng liệu rằng khi tìm hiểu đến đây, bạn đã hiểu rõ về Phật giáo Nam tông hay chưa?

Theo quan niệm của trường phái Nam tông, chỉ có một Phật duy nhất trên cõi đời này chính là Phật Thích Ca, những người bình thường như chúng ta, tu tập nhằm hướng đến giải thoát, giác ngộ thì vẫn không thể trở thành Phật được. Trường phái này cho rằng, chỉ có Phật thích Ca mới có thể cứu độ chúng sinh, còn người tu hành như chúng ta, chúng ta chỉ cứu độ và giải thoát cho chính mình, cõ lẽ cũng vì quan niệm đó mà ngày nay, nhiều chùa theo trường phái Nam tông chỉ thờ một tượng Phật duy nhất ở chánh điện là tượng Phật Thích Ca, chúng ta khó có thể tìm thấy một tượng Phật nào khác được thờ trong ngôi chùa theo trường phái Nam tông.

Những người tu theo trường phái Nam tông, họ thường quấn trang phục màu vàng đậm, điều này khác hoàn toàn với những người tu theo trường phái Bắc tông. Tuy nhiên, ở mỗi nước khác nhau thì trang phục của người tu theo Phật giáo Nam tông cũng có sự khác biệt. Ở Trung Quốc, bộ trang phục này được biến thể theo trang phục của thời Đường, hoặc ở Việt Nam, lâu lâu chúng ta lại thấy có những thầy dùng trang phục như thế nhưng lại là màu nâu. Điều này cũng hoàn toàn dễ hiểu, khi Phật giáo du nhập đến một nước nào đó thì tùy theo văn hóa của mỗi nước mà nó có chút biến để để phù hợp hơn. Nhưng dù khác nhau như thế nào thì cách tu vẫn hoàn toàn giống nhau, vẫn tuân thủ nghiêm ngặt những điều mà Đức Phật đã dạy. Theo các môn đồ Nam tông thì phái này đại diện cho học thuyết thuần khiết và khởi thủy như những gì mà Phật đã thuyết giảng

Phật giáo Bắc tông – trường phái phổ biến hiện nay

Nếu theo trường phái Nam tông, họ chỉ thừa nhận trên cõi đời này chỉ có duy nhất Phật Thích Ca thì theo trường phái Bắc tông, họ còn thừa nhận nhiều vị phật khác như Phật A Di Đà, Phật Di Lặc,…và nhiều người có thể thành Bồ Tát như Quan Thế Âm Bồ Tát, Địa Tạng Vương Bồ Tát , Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát , Phổ Hiền Bồ Tát …Chính quan niệm này mà dẫn đến sự khác biệt trong cách bày trí chánh điện của những ngôi chùa theo trường phái Bắc tông. Bao giờ chúng ta cũng nhìn thấy ba vị Phật gồm Phật A Di Đà tượng trưng cho các vị Phật thuộc thời xưa, Phật Thích Ca Mâu Ni tượng trưng cho vị Phật thời hiện đại và Di Lặc Tôn Vương phật tượng trưng cho các vị Phật thuộc thời vị lai. Đây là hình ảnh mà chúng ta dễ dàng nhìn thấy nhất khi đến chùa vì dường như nó phổ biến hơn so với trường phái Nam tông.

Như vậy, đến đây chúng ta có lẽ đã hiểu sơ qua về hai trường phái Phật giáo này. Cơ bản chúng có sự khác biệt về những vẻ ngoài, về cách tu tập nhưng mục đích cuối cùng vẫn là hướng đến giác ngộ và giải thoát. Dù chúng ta theo trường phái nào thì cũng vậy, cũng hướng đến cái đích chung, không thể nói Bắc tông tốt hơn Nam tông hay ngược lại. Cái nào cũng là tập hợp những tinh hoa, chắt lọc những ý hay từ lời Phật đã dạy và hướng đến điều thiện lương.